Nghiên cứu mới cho thấy người tiền sử từng ngủ đông

Các mẫu hóa thạch xương người tiền sử ở Tây Ban Nha cho thấy chủng người Neanderthal và tổ tiên của họ đã áp dụng hành vi ngủ đông quen thuộc của loài gấu để tránh rét.

Các dấu hiệu tổn thương trong xương hóa thạch của người Neanderthal cũng tương tự như trong xương của các loài động vật ngủ đông khác. Những bằng chứng này cho thấy người tiền sử đã đối phó với mùa đông dữ dội trong quá khứ bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất và ngủ trong nhiều tháng.

Kết luận này dựa trên các cuộc khai quật trong một hang động có tên là Sima de los Huesos tại Atapuerca, miền Bắc Tây Ban Nha.


Các hóa thạch được tìm thấy ở đó tồn tại các biến thể theo mùa.

Trong ba thập kỷ qua, những hóa thạch của người Neanderthal đã được phát hiện dưới các lớp trầm tích nằm dưới đáy của hang Sima de los Huesos ở Atapuerca. Các nhà nghiên cứu cho biết hang động này thực sự là một hố chôn tập thể, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn chiếc răng và mảnh xương dường như đã được cố tình vứt ở đó. Những hóa thạch này có niên đại hơn 400.000 năm và có thể là của người Neanderthal đầu tiên hoặc tiền nhân của họ.

Địa điểm này là một trong những kho tàng cổ sinh vật học quan trọng nhất và đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về quá trình tiến hóa của loài người ở châu Âu.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí L'Anthropologie, ông Juan-Luis Arsuaga, người dẫn đầu nhóm khai quật đầu tiên tại Atapuerca cho rằng, các hóa thạch được tìm thấy ở đó tồn tại các biến thể theo mùa. Điều này cho thấy sự phát triển của xương đã bị gián đoạn trong vài tháng mỗi năm.

Bằng chứng này cho thấy những người tiền sử này đã có thể điều chỉnh trạng thái trao đổi chất, giúp họ tồn tại trong một thời gian dài trong điều kiện lạnh giá với nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế và đủ lượng chất béo dự trữ trong cơ thể bằng cách ngủ đông.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận khái niệm "nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng" nhưng chỉ ra rằng nhiều loài động vật có vú bao gồm các loài linh trưởng như vượn cáo cũng làm điều này.

“Bằng chứng này cho thấy rằng cơ sở di truyền và sinh lý học cho sự giảm trao đổi chất như vậy có thể được bảo tồn ở nhiều loài động vật có vú bao gồm cả con người”, ông Arsuaga chỉ ra.

Các dấu hiệu tổn thương được tìm thấy trong xương người tại hang Sima phù hợp với các tổn thương được tìm thấy trong xương của động vật có vú ngủ đông, bao gồm cả gấu hang động. Chiến lược ngủ đông sẽ là giải pháp duy nhất để họ sống sót khi phải trải qua hàng tháng trời trong hang động do điều kiện lạnh giá", nhóm nghiên cứu chỉ ra.

Tuy nhiên, đã có phản bác rằng người Inuit và Sámi hiện đại, mặc dù sống trong điều kiện hết sức lạnh giá, nhưng lại không hề ngủ đông.

Ông Arsuaga cho rằng câu trả lời là hải sản và mỡ tuần lộc cung cấp thức ăn cho người Inuit và Sami trong suốt mùa đông và do đó loại trừ nhu cầu ngủ đông của họ. Ngược lại, khu vực xung quanh địa điểm hang Sima nửa triệu năm trước không cung cấp đủ thức ăn cho người tiền sử.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 29/03/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 28/03/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 17/03/2025
Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Đăng ngày: 12/03/2025
Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Đăng ngày: 11/03/2025
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News