"'Sao chổi quái vật" cỡ một thành phố đang hướng tới Trái đất
"Sao chổi quái vật" cỡ thành phố hướng về Trái đất sau vụ phun trào gần đây nhất.
"Sao chổi quái vật" đang lao về phía mặt trời có thể đã mất đi những chiếc sừng đặc biệt khiến nó có biệt danh nham hiểm. Tuần trước, sau vụ nổ dữ dội nhất và mới nhất của sao chổi, các gai nhọn đặc trưng ở đầu của nó đã không xuất hiện như sau những vụ phun trào trước đó. Thế nhưng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một số đặc điểm mới của sao chổi, bao gồm màu xanh lục hiếm gặp và một "bóng" bí ẩn.
12P sẽ là sao chổi xanh mới nhất bay gần Trái đất vào năm tới. (Ảnh: Eliot Herman).
Sao chổi 12P/Pons-Brooks (12P), là một sao chổi khổng lồ rộng 17 km đang trên đường tiến đến vị trí gần Trái đất nhất trong hơn 70 năm vào mùa hè năm sau.
Sao chổi 12P là một sao chổi lạnh hoặc núi lửa lạnh, bao gồm một lớp vỏ băng giá hoặc hạt nhân chứa đầy băng và khí. Khi sao chổi hấp thụ đủ bức xạ mặt trời, các bộ phận bên trong băng giá hay còn gọi là cryomagma của nó sẽ trở nên quá nóng. Áp suất tích tụ bên trong hạt nhân cho đến khi lớp vỏ nứt ra và ruột băng giá của sao chổi phun vào không gian. Sau vụ phun trào mới đây, một đám mây mờ và phản chiếu gồm bụi và cryomagma mở rộng và làm cho sao chổi có vẻ sáng hơn nhiều đối với các nhà thiên văn học vì nó phản chiếu tia nắng mặt trời.
Các nhà thiên văn học đã theo dõi sao chổi ngày 14/11 vừa qua nhận thấy, nó sáng hơn 100 lần so với bình thường trong những ngày tiếp theo. Nhưng lần này, chiếc sừng đặc biệt của nó không còn xuất hiện nữa.
Theo tạp chí Science, màu sắc hiếm gặp này được tạo ra bởi các sao chổi có hàm lượng dicarbon cao, một chất hóa học phát ra ánh sáng xanh khi bị ánh sáng mặt trời phân hủy.
Một số sao chổi xanh đã bay qua Trái đất trong năm nay, bao gồm "sao chổi xanh" C/2022 E3 (ZTF), đã tiếp cận gần Trái đất nhất trong 50.000 năm vào tháng 2 và Sao chổi Nishimura, lần đầu tiên bay ngang qua hành tinh của chúng ta trong 430 năm vào tháng Chín.
Theo trang web Space.com, 12P hiện đang tăng tốc về phía mặt trời với tốc độ khoảng 64.300km/h khi nó gần kết thúc quỹ đạo 71 năm quanh mặt trời.
Vào ngày 24/4 năm 2024, sao chổi sẽ đạt đến điểm gần nhất với mặt trời, hay điểm cận nhật, trước khi bị bắn quanh ngôi sao chủ của chúng ta và đi vào hệ mặt trời bên ngoài, nơi nó dành phần lớn quỹ đạo. Nó có thể sẽ không quay trở lại hệ mặt trời cho đến năm 2094.
12P sẽ tiếp cận Trái đất gần nhất vào ngày 2/6 năm sau, khi đó hy vọng nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km
Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.
