Sao Diêm Vương có một đại dương rộng lớn trong 4,5 tỷ năm qua

Phân tích hình ảnh từ sứ mệnh New Horizons thu thập được của NASA cho thấy sao Diêm Vương rất nóng khi mới hình thành. Điều này sẽ tạo ra nước lỏng tồn tại đến ngày nay.

Các nhà khoa học cho biết, hành tinh lùn này rất nóng khi mới hình thành và nước có thể nằm dưới lớp vỏ băng giá, có thể chứa sự sống.

Phát hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xem xét khả năng cư trú tiềm năng của các thế giới băng giá khác cũng có thể chứa các đại dương ẩn và có lẽ là cả người ngoài hành tinh.

Sao Diêm Vương có một đại dương rộng lớn trong 4,5 tỷ năm qua
Hình ảnh cho thấy bề mặt băng giá của sao Diêm Vương.

Nhà khoa học hành tinh Carver Bierson cho biết: "Ngay cả trong môi trường lạnh lẽo cách xa Mặt trời, tất cả các thế giới này có thể đã hình thành nhanh và nóng với các đại dương lỏng”.

Trước đây người ta nghĩ rằng sao Diêm Vương bắt đầu như một quả cầu tuyết rắn và sau đó bắt đầu tan chảy chậm theo thời gian do sự phân rã phóng xạ.

“Sao Diêm Vương đã có một đại dương đang dần đóng băng cho tất cả lịch sử Hệ Mặt trời. Chúng tôi khá chắc chắn rằng nước là một trong những thành phần cho sự sống. Có nước xung quanh lâu hơn sẽ cho phép nó phản ứng với lõi đá bên dưới, cung cấp nhiều hóa chất hơn”, Carver Bierson nói.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học California đã so sánh các quan sát địa chất của năm 2015 với các mô phỏng mô hình nhiệt về sự tiến hóa của sSao Diêm Vương.

Là một trong những tác giả nghiên cứu đầu tiên, Carver Bierson thông tin: "Bằng cách kiểm tra các đặc điểm của sao Diêm Vương ngày nay, chúng ta có thể bắt đầu hiểu được sự ra đời của nó cách đây 4,5 tỷ năm trước với những ngọn núi băng cao hơn 3km đến những đồng bằng mịn màng và những đụn cát”.

Khi sao Diêm Vương đang hình thành những khối đá và băng mới đang sụp đổ. Mỗi tác động này giống như một vụ nổ sẽ làm ấm khu vực gần đó. Nếu sao Diêm Vương hình thành từ từ, bề mặt có thể nguội đi giữa các lần va chạm.

Nghiên cứu cho thấy sao Diêm Vương hình thành nhanh chóng, trong vòng chưa đầy 30.000 năm. Băng đã ấm đến mức nó bắt đầu tan chảy. Sau một thời gian ban đầu tan chảy dần, đại dương dưới đáy biển sẽ bị đóng băng lại.

Đồng tác giả, giáo sư Francis Nimmo cho biết thêm: "Các đặc điểm bề mặt lâu đời nhất trên sao Diêm Vương khó tìm ra hơn, nhưng có vẻ như có cả phần mở rộng cổ xưa và hiện đại của bề mặt. Các phát hiện cho thấy các vật thể khác ở rìa Hệ Mặt trời đã từng nóng với các đại dương. Một số vẫn có thể ở đó ngày hôm nay".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc biến bụi Mặt trăng thành vật liệu chắc gấp 22 lần bê tông

Trung Quốc biến bụi Mặt trăng thành vật liệu chắc gấp 22 lần bê tông

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển được loại vật liệu xây dựng mới từ bụi Mặt Trăng và chắc chắn hơn 22 lần so với bê tông.

Đăng ngày: 27/06/2020
Chuẩn tinh chứa hố đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt trời

Chuẩn tinh chứa hố đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt trời

Các nhà thiên văn học tìm thấy chuẩn tinh lớn nhất từ trước tới nay trong vũ trụ sơ khai, cách Trái Đất hơn 13 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 27/06/2020
Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Mặt trăng?

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Mặt trăng?

Được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất lịch sử thiên văn học.

Đăng ngày: 27/06/2020
Siêu dự án của Elon Musk có thể khiến ngành viễn thông sụp đổ

Siêu dự án của Elon Musk có thể khiến ngành viễn thông sụp đổ

Mục tiêu mang kết nối Internet đến khắp nơi trên thế giới của Starlink có thể đe dọa các nhà cung cấp Internet truyền thống.

Đăng ngày: 26/06/2020
Phát hiện một mặt trăng màu tím có thể đầy sinh vật ngoài Trái đất

Phát hiện một mặt trăng màu tím có thể đầy sinh vật ngoài Trái đất

Mặt trăng tuyệt đẹp mang tên Triton của Sao Hải Vương, ánh lên màu tím nhạt qua ống kính tàu vũ trụ NASA, có thể sở hữu một đại dương đầy sự sống.

Đăng ngày: 26/06/2020
Phát hiện ngoại hành tinh mới quay quanh sao lùn đỏ

Phát hiện ngoại hành tinh mới quay quanh sao lùn đỏ

Các nhà khoa học tìm thấy ngoại hành tinh có kích thước tương đương sao Hải Vương quay quanh ngôi sao AU Mic cách Trái đất 32 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 26/06/2020
Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi

Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi

Những thế giới đầy bụi như hành tinh sa mạc Arrakis trong tiểu thuyết Dune có lẽ khá phổ biến trong vũ trụ. Một vài trong số đó, vốn có một lượng lớn bụi trong khí quyển, nhiều khả năng là những nơi có thể tìm thấy sự sống.

Đăng ngày: 25/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News