Sao đổi màu khi nuốt chửng hành tinh

Những ngôi sao có thể chuyển sang màu đỏ hồng khi nuốt chửng một hành tinh giàu sắt, tương tự như loài chim hạc có bộ lông hồng do ăn nhiều tôm.

Theo IFL Science, trong năm 2015, các nhà khoa học đặt ra giả thuyết lượng sắt lớn tìm thấy trên ngôi sao trẻ thuộc cụm sao Gamma Velorum có thể do ngôi sao nuốt chửng một hành tinh giàu sắt. Lý thuyết trên được củng cố khi các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều nguyên tố khác, vốn tồn tại trong các loại đá vũ trụ tồn tại xung quanh ngôi sao này.

Trong công bố đăng trên trang arXiv hôm 25/5, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Pisa, Italy mô phỏng những gì có thể xảy ra khi hành tinh hoặc thiên thể lớn bị nuốt chửng bởi một ngôi sao trẻ tương tự như trong cụm sao Gamma Velorum.


Một hành tinh đang bị nuốt dần bởi ngôi sao ở gần nó. (Ảnh: NASA).

"Từ trước tời giờ, chúng ta không có dữ liệu chi tiết về quá trình bồi tụ và cũng không thể quan sát trực tiếp từ kính thiên văn", tác giả nghiên cứu cho biết. "Kết quả này là nghiên cứu đầu tiên về tác động chính của quá trình diễn ra khi một ngôi sao nuốt hành tinh quay xung quanh".

Ngôi sao trẻ được nghiên cứu tương đối nhỏ, có khối lượng lớn gấp 1,2 - 1,3 Mặt Trời, và chỉ cần nuốt 1 hoặc 2 hành tinh là thay đổi đáng kể về thành phần hóa học. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của ngôi sao.

Mô hình của các nhà khoa học chỉ ra, để có hàm lượng sắt cao như trong các ngôi sao trẻ thuộc cụm Gamma Velorum, ngôi sao phải nuốt 53 hành tinh giống Trái Đất nếu dưới 10 triệu năm tuổi. Sau 15 triệu năm tuổi, ngôi sao chỉ cần hai hành tinh cỡ Trái Đất là đủ để trải qua thay đổi lớn.

Lượng nguyên tố kim loại gia tăng giúp ngôi sao hấp thụ bức xạ bước sóng ngắn tốt hơn, và chúng ta sẽ thấy nó đỏ hơn. Màu đỏ hoặc hồng của ngôi sao tùy thuộc vào hàm lượng kim loại mà nó hấp thụ.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra bất kỳ ngôi sao nào cũng có khả năng nuốt chửng hành tinh. Ở thuở sơ khai khi mới hình thành, Mặt Trời đã nuốt chửng một vài hành tinh xung quanh nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News