Sao Hỏa có thể từng có nhiều hồ đầy ắp nước suốt 10.000 năm
Các nhà nghiên cứu của NASA tin rằng một vài hồ nước cổ đại trên Hỏa tinh có thể từng đầy ắp nước trong thời gian 10.000 năm, đủ lâu cho sự sống hình thành và phát triển.
10.000 năm trước, sao Hỏa từng chứa rất nhiều hồ nước
Theo Guardian, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua cho biết, những hồ nước cổ đại xuất hiện và biến mất qua hàng triệu năm ở lưu vực miệng núi lửa Gale trên Hỏa tinh có thể tồn tại đủ lâu để sự sống phát triển.
Phân tích hình ảnh mới nhất từ robot thám hiểm sao Hỏa Curiosity cho thấy bằng chứng về những hồ nước ở lưu vực đó từng tồn tại trong hàng nghìn năm. Hồ nước hình thành do nước từ miệng núi và sông chảy từ cao xuống vùng trũng, rồi khô lại. Mặc dù những hồ này không còn, nhưng đất ở đó vẫn có độ ẩm nhất định.
Robot Curiosity đi quanh chân núi Sharp, một ngọn núi hình thành bởi nhiều lớp trầm tích nằm giữa lưu vực Gale, cao khoảng 5km. Sử dụng hình ảnh do Curiosity gửi về, các nhà khoa học phát hiện được tính chất của địa hình ở khu vực đó.
Những rãnh có hình uốn lượn trên sườn núi cho thấy có thể nước đã hình thành nên chúng. (Ảnh: Demotix/Corbis).
"Các lớp trầm tích hình thành nên chân núi Sharp từng chìm trong môi trường hồ nước", Sharon Wilson, một nhà địa chất học ở Viện Smithsonia, Washington, kiêm tác giả chính của nghiên cứu trên mô tả. "Những vật chất đó được vận chuyển từ miệng núi lửa bằng cách dòng sông trên Hỏa tinh thời cổ xưa".
Hình ảnh trầm tích cho thấy có sỏi và cát lở ra từ dãy núi phía bắc của khu vực miệng núi lửa, sau đó di chuyển về phía nam, đọng lại ở những con suối cạn, hình thành ở vùng đồng bằng gần ranh giới của một hồ nước cổ đại. Mặc dù những hồ này không tồn tại vĩnh viễn, một số chúng có lẽ từng đầy nước trong khoảng 10.000 năm.
"Ở Trái Đất, chúng ta biết rằng nước là thành phần thiết yếu để hình thành và duy trì sự sống. Nếu điều đó cũng ứng với Hỏa tinh, sự hiện diện của những hồ nước lâu đời có thể là môi trường lý tưởng để sự sống phát triển", Wilson cho biết. Cô nói thêm: "Nếu Hỏa tinh từng có sự sống, chắc chắn nó phải thích nghi để tồn tại qua nhiều lần biến đổi khí hậu".
Marjorie Chan, một nhà địa chất ở đại học Utah, nói rằng số lượng hình ảnh cho thấy có nước trên Hỏa tinh, từ những tấm ảnh hồ nước cổ xưa, cho đến phát hiện có nước mặn, khiến con người thêm hy vọng sinh sống được ở đây.
"Tôi luôn luôn nghĩ rằng, có thể sống được ở sao Hỏa", Chan nói. "Ở Trái Đất, bất kỳ khu vực nào có nước ngầm trong 3,5 tỷ năm qua, đều xuất hiện vi sinh vật. Càng nhiều đặc điểm địa chất giống Trái Đất, càng nhiều khả năng sự sống có thể hình thành và phát triển trên những khu vực có nước ở sao Hỏa".

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.
