Sao khổng lồ sắp chết nuốt chửng bạn đồng hành
Ngôi sao Betelgeuse 10 triệu năm tuổi với đường kính hơn 1,3 tỷ km có thể đã nuốt chửng thiên thể đồng hành có khối lượng gần bằng Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Texas, Mỹ kết luận ngôi sao khổng lồ Betelgeuse, nằm cách Mặt Trời 640 năm ánh sáng, có thể đã nuốt chửng một thiên thể đồng hành trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society hôm 19/12.
Ngôi sao Betelgeuse có thể đã nuốt chửng thiên thể đồng hành với nó. (Ảnh: Fox News).
Betelgeuse là ngôi sao đỏ 10 triệu năm tuổi với đường kính hơn 1,3 tỷ km và khối lượng gấp 15-25 lần Mặt Trời. Giống như những ngôi sao siêu lớn khác, nó có vòng đời rất ngắn và sẽ sớm bị hủy diệt trong một vụ nổ siêu tân tinh. Những ngôi sao nhỏ hơn như Mặt Trời có thể tồn tại tới 10 tỷ năm.
Các ngôi sao có kích thước lớn như vậy thường quay chậm bởi tốc độ quay giảm khi kích thước tăng. Tuy nhiên, Betelgeuse lại đang quay với tốc độ hơn 53.000km/h, nhanh gấp 150 lần tốc độ quay của các ngôi sao khổng lồ tương tự.
Thông qua mô phỏng máy tính, nhóm nghiên cứu cho rằng điều này có thể xảy ra khi Betelgeuse nuốt chửng một ngôi sao đồng hành có khối lượng gần bằng Mặt Trời 100.000 năm trước.
Hành động "ăn thịt" này khiến Betelgeuse làm nổ tung một đám mây vật chất vào không gian với tốc độ khoảng 36.000km/h. Các nhà thiên văn học đã phát hiện một lớp vật chất tại vị trí được dự đoán trên mô phỏng.
"Ngoài ra, bằng chứng về sự rung chuyển của Betelgeuse trong khoảng thời gian này cũng đã được ghi nhận", J.Craig Wheeler, tác giả chính nghiên cứu, nói.

Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?
Nhắc đến thiên thạch rơi, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến thảm họa khiến loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, vì khối thiên thạch khi đó, nếu giả thuyết này đúng, phải có đường kính lên đến cả trăm kilomet.

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước
Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước
Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ.

Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam
Người xem không cần dùng bất kỳ thiết bị thiên văn nào vẫn có thể thấy rõ sao băng lớn nhất năm Geminids với 120 vệt một giờ lúc đạt cực điểm.

Phát hiện hàng trăm UFO rời mặt trăng?
Một người dùng YouTube tuyên bố đã quan sát được cảnh hàng trăm đĩa bay cất cánh khỏi bề mặt mặt trăng, tuy nhiên không rõ về độ xác thực.

Hướng dẫn chụp ảnh hiện tượng mưa sao băng
Khác với các hiện tượng thiên văn khác như Nhật thực, Nguyệt thực hay sao chổi - Mưa sao băng là một hiện tượng xảy ra với tần suất khá nhiều và dễ gây hứng thú cho những người chưa từng được quan sát.
