Sao Kim đang bị rò rỉ carbon và oxygen
Một số lượng đáng kể chất khí, bao gồm carbon và oxygen, đang bị "rút" khỏi khí quyển sao Kim, theo dữ liệu của tàu vũ trụ BepiColombo trong quá trình bay ngang hành tinh thứ hai từ mặt trời.
Sao Kim thường được gọi là chị em song sinh "độc ác" của Trái đất, vì hành tinh này có kích thước gần như tương đồng nhưng mang những đặc điểm chết chóc.
Sao Kim. (Ảnh: NASA).
Sao Kim khét tiếng với khí quyển giàu hợp chất carbon dioxide (CO2) độc hại, với nhiệt độ bề mặt lên đến 470 độ C.
Trong quá khứ, sao Kim có lẽ chứa một lượng CO2 đáng kể nhất trên bề mặt. Tuy nhiên, hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời đang trải qua sự thay đổi dữ dội trong những giai đoạn sau này.
Và dữ liệu do tàu vũ trụ BepiColombo truyền về trên đường đến sao Thủy phát hiện thượng tầng khí quyển của sao Kim đang bị rò rỉ nhiều loại khí, trong đó có carbon và oxygen.
Sứ mệnh BepiColombo của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) phối hợp Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để thám hiểm sao Thủy. Con tàu đã có dịp quan sát sao Kim trong vòng 90 phút khi bay ngang hành tinh.
"Đây là lần đầu chúng ta quan sát được các hạt ion điện tích dương của carbon đang "tháo chạy" khỏi khí quyển sao Kim", theo tác giả Lina Hadid, nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma (Pháp).
Đội ngũ của bà Hadid cho rằng, phát hiện mới nhất có thể trợ giúp các nhà nghiên cứu trong nỗ lực tìm hiểu tại sao hành tinh chị em của Trái đất phải trải qua quá trình tiến hóa đầy bi kịch và mất toàn bộ nước của hành tinh, theo báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy.
Những sứ mệnh tương lai như Envision của ESA và tàu quỹ đạo VERITAS của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho phép các nhà nghiên cứu thu thập thêm dữ liệu chi tiết về môi trường trên sao Kim, bao gồm khí quyển.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

NASA nhận được tín hiệu liên lạc từ tàu vũ trụ cách 24 tỷ km
Sau thời gian dài trục trặc liên lạc với tàu Voyager 1, NASA lần đầu tiên thu được tín hiệu có ý nghĩa từ tàu vũ trụ đang bay trong không gian liên sao.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
