Sao lùn trắng mất tích trong tinh vân hành tinh

Hãy xem đây là một trường hợp chú lùn mất tích. Một nhóm các nhà thiên văn phải thực hiện điều tra hiện trường giữa các vì sao. Họ có hai nghi phạm, dấu hiệu tấn công và hành hung, nhưng lại không có xác chết. Tinh vân hành tinh phía nam có tên Su WT 2 là hiện trường của vụ án này, cách trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng theo hướng của chòm sao Centaurus.

SuWt 2 có các vòng khí tỏa sáng phần rìa. Nhiều thùy mờ mở rộng vuông góc với vòng, khiến cho những phần mờ nhạt nhất của tinh vân mang hình đồng hồ cát. Những thứ tỏa sáng này được cho là lấy năng lượng từ một ngôi sao đã cháy hết và trở thành một sao lùn trắng. Nhưng ta lại không thấy sao lùn trắng ấy đâu cả.

Bí ẩn càng khó hiểu hơn khi các nhà nghiên cứu sử dụng được cách quan sát tia cực tím dùng vệ tinh Thám hiểm Tia cực tím Quốc tế của NASA vào đầu năm 1990. Họ hy vọng sẽ tìm thấy những dấu hiệu của một sao mờ nhưng vô cùng nóng. Tuy nhiên, vệ tinh không phát hiện được bức xạ tia cực tím nào cả.

Thay vào đó, tại trung tâm của vòng tinh vân là hai đối tượng khả nghi: một cặp sao quấn chặt mà cách 5 ngày lại xoắn vào nhau, cả hai sao này đều không phải sao lùn trắng. Những ngôi sao này nóng hơn cả mặt trời của chúng ta (phân loại quang phổ của chúng ở mức A), nhưng chúng vẫn chưa đủ nóng để làm tinh vân tỏa sáng. Chỉ có một luồng bức xạ cực tím, ví dụ như từ sao lùn trắng mất tích, có thể làm được điều đó.

Sao lùn trắng mất tích trong tinh vân hành tinh

Đây là ảnh chụp tinh vân hành tinh SuWt 2, cho thấy cấu trúc sáng hình nhẫn bao quanh một ngôi sao sáng trung tâm. Ngôi sao trung tâm thực sự lại là một hệ đôi trong đó hai ngôi sao hoàn toàn bao quanh nhau sau mỗi 5 ngày. Sự tiếp xúc của những ngôi sao này và một ngôi sao lớn hơn sinh ra vật chất tạo thành tinh vân tạo nên cấu trúc nhẫn. Phần lõi cháy trụi của sao đồng hành khổng lồ vẫn chưa được tìm thấy bên trong tinh vân. Tinh vân nằm cách trái đất 6500 năm ánh sáng theo chiều của chòm sao Centaurus. Ảnh màu này được chụp vào ngày 31 tháng 01 năm 1995 bằng kính viễn vọng đường kính 1.5m của Quỹ khoa học quốc gia tại Đài quan sát Cerro Tololo Inter-American (CTIO), Chi-lê. CTIO là một phần của Đài quan sát Thiên văn quang học quốc gia, có Tổng hành dinh ở Tucson, Arizona. (Ảnh: NASA, NOAO, H. Bond and K. Exter (STScI/AURA))

Nghiên cứu do Katrina Exter và Howard Bond thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Kính thiên văn Vũ trụ ở Baltimore, Maryland, cùng một nhóm cộng sự người Anh và Mỹ thực hiện. Nghiên cứu quang phổ học và quang trắc học mở rộng của họ trên cặp này cho thấy cả hai ngôi sao đều lớn hơn chuỗi sao chính cùng trọng lượng. Điều đó có thể hàm ý chúng đã bắt đầu tiến hóa thành những sao khổng lồ đỏ. Cả hai sao đều có vẻ quay chậm hơn mong đợi, chúng được cho là sẽ luôn hướng cùng một mặt về phía nhau, nhưng lại không phải thế.

Các nhà thiên văn đưa ra một lời giải thích đơn giản cho những sự kiện trên: những ngôi sao trung tâm của SuWt 2 được sinh ra trong một gia đình 3 anh em, với hai ngôi sao A xoắn xung quanh nhau chặt chẽ và một ngôi sao khổng lồ đi theo quỹ đạo ra xa phía ngoài. Điều này tạo khoảng trống cho sao khổng lồ tiến hóa thành người khổng lồ đỏ, bản thân nó sau đó lại nhấn chìm cặp sao A. Bị vây chặt bên trong sao khổng lồ đỏ, mà các nhà khoa học gọi là “phong bì chung”, cặp sao xoắn dần xuống trung tâm, khiến cho cái phong bì này xoay nhanh hơn. Cuối cùng, các lớp ngoài của sao khổng lồ đỏ bị đẩy ra ngoài theo quỹ đạo, sinh ra tinh vân vòng tròn như ta thấy ngày nay. Vòng xoay chậm bất thường của hai sao A có thể là kết quả của việc bị ngược đãi bởi người anh em khổng lồ của nó.

Kết quả quan sát từ mặt đất thu được nhờ vào kính viễn vọng tại Đài quan sát Cerro Tololo Inter-American, Chi-lê; kính viễn vọng New Technology tại Đài quan sát Nam châu Âu, Chi-lê; kính viễn vọng Anglo-Australian, Australia; và Đài thiên văn Nam Phi.

Bức xạ tia cực tím từ phần lõi nóng của sao khổng lồ đỏ khiến cho tinh vân phát sáng. Nếu lõi này đạt đến trọng lượng cần thiết, nó sẽ co lại và nguội đi nhanh chóng thành một sao lùn trắng mờ nhạt, đó là lý do giải thích cho sự vô hình hiện tại.

Kết quả nghiên cứu của họ được trình bày vào ngày 03 tháng 06 tại buổi họp lần 212 của Cộng đồng khoa học Mỹ ở St. Louis. Những thành viên khác trong nhóm bao gồm Keivan Stassun (ĐH Vanderbilt, Tennesse), Pierre Maxted và Barry Smalley (ĐH Keele, Anh) và Don Pollaco (ĐH Queen, Anh).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

Cuộc sống luôn có những sai lầm tồn tại, và sai lầm nào cũng khiến bạn mất đi một thứ gì đó.

Đăng ngày: 23/07/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News