Sao Mộc “mọc” thêm 2 mặt trăng mới
Tổng số “vệ tinh thiên nhiên” quay quanh hành tinh khổng lồ này đã được nâng lên con số 66, các nhà thiên văn tiết lộ.
>>> Phát hiện dấu vết sự sống ngoài hành tinh
Có tên mã là S/2011 J1 và S/2011 J2, hai mặt trăng này được nhận dạng lần đầu trong bức hình do Kính viễn vọng Magellan - Baade của Đài quan sát Las Campanas (Chile) chụp được ngày 27/9/2011.
Hình ảnh mặt trăng Galilean cỡ lớn của sao Mộc được NASA chụp được.
Theo các chuyên gia, đây là hai trong số những mặt trăng nhỏ nhất từng được phát hiện ở Thái dương hệ, với mỗi mặt trăng chỉ có đường kính khoảng 1km.
Khác với bốn mặt trăng Galilean cỡ lớn của sao Mộc, mà từ Trái đất chúng ta cũng có thể quan sát được bằng cả kính viễn vọng nghiệp dư, hai mặt trăng mới rất mờ và nằm cách xa sao Mộc. Chúng phải mất lần lượt 580 và 726 ngày để hoàn tất chu kỳ quay của mình.
“Đây là một phần của họ vật thể quay ngược chiều xung quanh sao Mộc”, nhà thiên văn Scott Sheppard của Viện Khoa học Carnegie (Washington, Mỹ) chia sẻ trên Discovery News. “Chúng tôi tin rằng còn số mặt trăng sẽ chưa dừng ở đó”.
“Vật thể quay ngược chiều” là những mặt trăng có quỹ đạo quay ngược chiều với hướng quay của hành tinh chủ. Nếu tính cả hai mặt trăng mới, hiện sao Mộc đang quy tụ tới 52 mặt trăng quay ngược, tất cả đều tương đối bé nhỏ. Sheppard ước tính phải có khoảng 100 vệ tinh cỡ này trong họ.
Tuy vậy, đa số vệ tinh quay ngược đều là những mặt trăng không thường xuyên, bởi chúng cách xa sao Mộc và có quỹ đạo rất lệch tâm. Vì vậy, Sheppard suy đoán những mặt trăng này nhiều khả năng là các thiên thạch hoặc mảnh vỡ sao chổi bị lực hút của sao Mộc “giữ lại”.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
