Sao Mộc, sao Thổ lần đầu tiên tiếp cận siêu gần kể từ thời Trung cổ

Ngay sau khi Mặt trời lặn vào tối ngày 21 tháng 12 năm 2020, sao Mộc và sao Thổ sẽ xuất hiện gần nhau trên bầu trời đêm của Trái đất từ thời kỳ Trung cổ.

“Sự liên kết giữa hai hành tinh này là khá hiếm, xảy ra một lần sau mỗi 20 năm, nhưng sự kết hợp lần này đặc biệt hiếm khi các hành tinh sẽ xuất hiện gần nhau hơn tưởng tượng. Để chứng kiến sự kiện tương tự, bạn sẽ phải quay trở lại ngay trước bình minh ngày 4 tháng 3 năm 1226, để thấy được sự liên kết chặt chẽ hơn giữa hai hành tinh này”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sao Mộc, sao Thổ lần đầu tiên tiếp cận siêu gần kể từ thời Trung cổ
Sự kết hợp lần này đặc biệt hiếm khi các hành tinh sẽ xuất hiện gần nhau hơn tưởng tượng.

Từ ngày 16 đến 25 tháng 12, cả hai sẽ cách nhau chưa bằng đường kính của Mặt trăng.

"Vào buổi tối của lần tiếp cận gần nhất vào ngày 21 tháng 12, chúng sẽ trông giống như một hành tinh kép, chỉ cách nhau 1/5 đường kính của mặt trăng tròn. Đối với hầu hết những người xem kính viễn vọng, mỗi hành tinh và một số Mặt trăng lớn nhất của chúng sẽ được nhìn thấy trong cùng một phạm vi quan sát vào buổi tối hôm đó”, Hartigan, giáo sư vật lý và thiên văn học cho biết.

Mặc dù điều kiện xem tốt nhất sẽ là gần đường xích đạo, nhưng sự kiện này vẫn có thể quan sát được ở bất kỳ đâu trên Trái đất, tùy theo thời tiết.

Hartigan cho biết bộ đôi hành tinh này sẽ xuất hiện thấp trên bầu trời phía Tây trong khoảng một giờ sau khi Mặt trời lặn.

“Người xem càng ở xa về phía bắc, họ sẽ có ít thời gian hơn để nhìn thấy sự kết hợp trước khi các hành tinh chìm xuống dưới đường chân trời. May mắn thay, các hành tinh sẽ đủ sáng để có thể nhìn thấy trong hoàng hôn, đây có thể là thời điểm tốt nhất đối với nhiều người ở Mỹ”, Hartigan thông tin.

Vào thời điểm bầu trời tối hoàn toàn ở Houston, sự kết hợp sẽ chỉ là 9 độ so với đường chân trời. Việc quan sát đó sẽ có thể kiểm soát được nếu thời tiết thuận lợi và tầm nhìn không bị cản trở về phía tây nam.

Nhưng một giờ sau khi mặt trời lặn, những người nhìn lên bầu trời ở New York hoặc London sẽ thấy các hành tinh này thậm chí còn gần hơn với đường chân trời, lần lượt khoảng 7,5 độ và 5,3 độ. Người xem ở đó và ở các vĩ độ tương tự, sẽ rất tốt để có thể nhìn thấy cảnh tượng thiên văn hiếm có sau khi mặt trời lặn.

Hartigan cho biết thêm, những người thích chờ đợi để xem sao Mộc và sao Thổ gần nhau và cao hơn trên bầu trời đêm sẽ cần phải theo dõi cho đến ngày 15 tháng 3 năm 2080. Sau đó, cặp đôi này sẽ không xuất hiện như vậy cho đến khoảng sau năm 2400.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phóng thành công tàu lấy mẫu vật Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu lấy mẫu vật Mặt trăng

Tàu tự lái Hằng Nga 5 cất cánh 3h30 sáng ngày 24/11 theo giờ Hà Nội từ Trung tâm phóng vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam trên tên lửa Trường Chinh 5.

Đăng ngày: 25/11/2020
Chờ đón cảnh tượng hiếm thấy: Mặt trăng, sao Hỏa

Chờ đón cảnh tượng hiếm thấy: Mặt trăng, sao Hỏa "kề nhau" tối 26-11

Tối 26-11 (giờ Việt Nam), Mặt trăng và sao Hỏa sẽ tiến đến gần nhau trên bầu trời. Đây là cơ hội cho những người yêu thiên văn xác định được đâu là sao Hỏa trên trời đêm.

Đăng ngày: 25/11/2020
NASA phóng vệ tinh theo dõi mực nước biển dâng

NASA phóng vệ tinh theo dõi mực nước biển dâng

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch phóng một vệ tinh theo dõi các tác động của biến đổi khí hậu trên các đại dương trên thế giới và thu th

Đăng ngày: 24/11/2020
NASA thử nghiệm hệ thống đẩy liên sao

NASA thử nghiệm hệ thống đẩy liên sao

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins đang kiểm tra công nghệ sử dụng nhiệt Mặt Trời để đẩy tàu vũ trụ tới rìa hệ sao và tiến vào không gian liên sao.

Đăng ngày: 24/11/2020
8 nước chi tiền chế tạo tàu kéo rác đầu tiên trong vũ trụ

8 nước chi tiền chế tạo tàu kéo rác đầu tiên trong vũ trụ

Tám quốc gia sẽ hỗ trợ xây dựng một phần của vệ tinh đầu tiên thế giới được thiết kế riêng để dọn rác trong vũ trụ bằng cách kéo chúng về bầu khí quyển Trái Đất để đốt.

Đăng ngày: 24/11/2020
Thiên hà

Thiên hà "hóa thạch" đâm vào dải Ngân Hà 10 tỷ năm trước

Thiên hà Heracles bị chôn vùi ở trung tâm dải Ngân Hà giúp hé lộ thêm thông tin về "ngôi nhà vũ trụ" của Trái đất vào thời sơ khai.

Đăng ngày: 23/11/2020
Trung Quốc vận hành Hệ thống giám sát không gian sâu

Trung Quốc vận hành Hệ thống giám sát không gian sâu

Hệ thống sẽ thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra và giám sát tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 và Thường Nga-4, với sức chứa dữ liệu lớn, cho độ chính xác cao.

Đăng ngày: 23/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News