Sao Mộc và sao Kim làm biến dạng quỹ đạo của Trái Đất

Lực hấp dẫn của sao Mộc và sao Kim có thể tác động đến quỹ đạo Trái Đất bay quanh Mặt Trời theo chu kỳ hàng trăm nghìn năm.

Các nhà khoa học vừa xác nhận một giả thuyết đã tồn tại từ lâu, đó là quỹ đạo của Trái Đất bị biến dạng bởi lực hấp dẫn của sao Mộc và sao Kim theo chu kỳ 405.000 năm, qua đó ảnh hưởng đến khí hậu và các dạng sự sống trên Trái Đất. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) hôm 7/5.

Sao Mộc và sao Kim làm biến dạng quỹ đạo của Trái Đất
Trên thực tế, chu kỳ này đã diễn ra được ít nhất 215 triệu năm. (Ảnh: Irishnews).

Trên thực tế, chu kỳ này đã diễn ra được ít nhất 215 triệu năm. Nó xảy ra từ trước thời kỳ khủng long phát triển và vẫn còn hoạt động đến ngày nay. Dựa vào chu kỳ, chúng ta có thể xác định chính xác hơn niên đại của các sự kiện địa chất.

"Các nhà khoa học hiện nay có thể liên kết những thay đổi trong khí hậu, môi trường, khủng long, động vật có vú và các hóa thạch trên khắp thế giới với chu kỳ 405.000 năm một cách rõ ràng", Dennis Kent, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Rutgers (Mỹ), cho biết.

Theo Kent, các chu kỳ khí hậu liên quan trực tiếp đến cách Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Những thay đổi nhỏ trong lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất dẫn đến những thay đổi khí hậu và hệ sinh thái.

Sao Mộc và sao Kim có thể gây ra những tác động mãnh mẽ như trên là do kích thước và khoảng cách gần gũi của chúng. Sao Kim là hành tinh ở gần nhất so với Trái Đất và có khối lượng gần bằng hành tinh của chúng ta. Thời điểm sao Kim cách xa Trái Đất nhất chỉ khoảng 260 triệu km. Sao Mộc nằm cách xa Trái Đất hơn rất nhiều nhưng lại là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.

Theo nhóm nghiên cứu, cứ sau 405.000 năm, sự rung lắc quỹ đạo của Trái Đất gây ra bởi lực hấp dẫn của hai hành tinh khiến trạng thái các mùa trên Trái Đất thay đổi. Mùa hè nóng hơn và mùa đông lạnh hơn, thời kỳ khô hạn ít mưa hơn và thời kỳ ẩm ướt nhiều mưa lên.

Hiện nay chúng ta đang ở giữa chu kỳ, vì đỉnh chu kỳ gần đây nhất cách đây khoảng 200.000 năm, Kent nhận định.

Tuy nhiên, tác động đến khí hậu từ các hành tinh là quá nhỏ so với cách mà con người gây ảnh hưởng đến Trái Đất thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

"Tất cả lượng khí CO2 mà con người thải vào khí quyển hiện nay đã gây ra những tác động lớn rõ ràng đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Đó là một hiệu ứng mà chúng ta có thể đo lường ngay bây giờ. Chu kỳ hành tinh là một thứ gì đó tinh tế và khó phát hiện hơn", Kent nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Thiên hà mới nằm trong dải cầu quái lạ ở đám mây Magellanic

Thiên hà mới nằm trong dải cầu quái lạ ở đám mây Magellanic

Nghiên cứu cho thấy thiên hà Hydrus 1 có hình elip và mờ nhẹ, nằm cách mặt trời khoảng 90.000 năm ánh sáng và cách Đám mây LMC khoảng 78.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 09/05/2018
Sốc khi thấy UFO người ngoài hành tinh hút năng lượng từ tia chớp?

Sốc khi thấy UFO người ngoài hành tinh hút năng lượng từ tia chớp?

Các hình ảnh được tải lên YouTube cho thấy một “UFO hình tam giác” được báo cáo đang đi qua một tia chớp xuất hiện trên bầu trời của nước CH Séc.

Đăng ngày: 08/05/2018
Mặt Trăng lặn nhìn từ ngoài vũ trụ

Mặt Trăng lặn nhìn từ ngoài vũ trụ

Phi hành gia người Nga Oleg Artemyev ghi lại cảnh Mặt Trăng lặn trong quá trình làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 08/05/2018
Phát hiện

Phát hiện "sốc" về Milky Way và những lỗ đen “lang thang”

Thông thường, một lỗ đen siêu lớn sẽ tồn tại ở cốt lõi của một thiên hà khổng lồ.

Đăng ngày: 08/05/2018
Đã ra

Đã ra "thủ phạm" khiến các tàu thăm dò thay đổi tốc độ khi ở ngoài không gian

Vào khoảng giữa thế kỷ trước, NASA đã bắt đầu phát triển chương trình khám phá không gian với các tàu thăm dò trong kế hoạch Pioneer từ năm 1958 mà nổi tiếng nhất là các tàu Pioneer 10 và 11.

Đăng ngày: 08/05/2018
Sửng sốt trăng tròn in bóng trong hồ máu đỏ tựa sao Hỏa

Sửng sốt trăng tròn in bóng trong hồ máu đỏ tựa sao Hỏa

Bức ảnh này cho thấy hình ảnh lạ về mặt trăng tròn, gợi liên tưởng tới một hình ảnh mô phỏng cảnh đặc trưng như sao Hỏa.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News