"Sao quỷ" xuất hiện trong tuần

Trong tuần này, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội ngắm “sao quỷ” Algol trên bầu trời.

Thuộc chòm sao Tráng Sĩ (Perseus), Algol được gọi là “sao quỷ” từ thời cổ đại. Tên gọi của sao Algol có nguồn gốc từ chữ al-ghul, nghĩa là “ma nữ” trong tiếng Arab. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, tên này không ám chỉ hoạt động của ngôi sao, mà liên quan tới cái đầu của con quỷ Gorgon Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là nữ quỷ với cặp mắt có thể biến mọi sinh vật sống thành đá.

Algol là một trong những biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) mà nhiều người biết nhất và cũng là biến tinh được phát hiện từ rất sớm. Đây là ví dụ điển hình của mô hình hai ngôi sao cùng quay quanh một tâm, với thời gian sáng và tối đan xen nhau đều đặn.


Hình minh họa sao Algol (màu xanh) và ngôi sao đồng hành với nó trong chòm sao Tráng Sĩ.

Thời gian để Algol thay đổi từ trạng thái sáng chói sang sáng mờ rồi trở lại độ sáng bình thường chỉ là gần 10 giờ. Người yêu thiên văn có thể quan sát toàn bộ hoạt động của ngôi sao này trong một đêm nếu gặp đúng dịp.

Người đầu tiên chú ý tới chu kỳ sáng tối của sao Algol là nhà thiên văn học sống ở thế kỷ 17 Geminiano Montanari ở thành phố Bologna (Italia), trang Space cho biết.

Tới năm 1667, giới thiên văn mới chỉ biết một biến tinh duy nhất. Đó là Mira, ngôi sao thuộc chòm sao Cá Voi (Cetus). Tuy nhiên, ánh sáng mà Mira phát ra thay đổi theo chu kỳ nhiều tháng, trong khi Algol biến đổi chỉ sau vài giờ. Đó có lẽ là lý do một số nhà thiên văn học thời đó rất chú ý tới phát hiện của Montarani.

Sự biến đổi độ sáng của Algol được tái phát hiện vào năm 1782 bởi John Goodgricke, nhà thiên văn học khiếm thính nghiệp dư người Anh. Googdrike quan sát ngôi sao một cách hệ thống và cuối cùng đã xác định được chu kỳ của nó. Cũng chính Goodricke đã đưa ra lời giải thích cho hiện tượng biến đổi này. Độ sáng của Mira thay đổi khi nó co lại và phình ra. Một thiên thể lớn có độ sáng thấp quay quanh Algol và thiên thể này chặn ánh sáng từ ngôi sao theo chu kỳ.

Algol cách trái đất khoảng 93 năm ánh sáng và có độ sáng gấp mặt trời 90 lần. Vật thể quay quanh, gọi là Algol B, tuy tối hơn Algol nhưng cũng sáng gấp ba lần mặt trời. Nếu quan sát từ trái đất, chúng ta có thể thấy hiện tượng Algol bị Algol B che lấp hoàn toàn (giống như nhật thực hay nguyệt thực) trong một khoảng thời gian.

Không chỉ thế, một vật thể khác là Algol C quay quanh cặp sao kia với khoảng cách lớn hơn theo chu kỳ 1,86 năm, nhưng không liên quan tới hiện tượng sao Algol B che lấp Algol.

Như đã nói ở trên, độ sáng của Algol biến đổi theo chu kỳ vài giờ. Qua nhiều năm, các nhà thiên văn học khẳng định chu kỳ của Algol chỉ sai lệch vài giây. Dù sự thay đổi đó không đáng kể, nhưng qua nhiều năm thì mức thay đổi tích tụ khiến chu kỳ của Algol đến sớm hoặc muộn hơn vài phút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News