Sao Thủy từng va chạm với tiểu hành tinh cỡ lớn?

Sao Thủy đã từng va chạm với một tiểu hành tinh cỡ lớn, cú va chạm đó khiến hành tinh này quay chậm lại, đồng thời cũng khiến nó đổi hướng quay theo hướng ngược với Mặt Trời.

>>> Tìm hiểu bí mật hình thành sao Thủy

Đây là giả thuyết được các nhà thiên văn học Pháp và Bồ Đào Nha đưa ra trong một bài báo đăng trên tạp chí Khoa học địa lý tự nhiên (Nature Geoscience).

Sao Thủy - hành tinh đầu tiên của Hệ Mặt Trời, quay theo một quỹ đạo bất thường: Hành tinh này quay quanh trục của mình ba vòng trong khi quay xung quanh Mặt Trời hai vòng.

Ngành địa lý thiên văn hiện đại dự đoán Sao Thủy đáng ra phải quay theo quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời, nghĩa là khi quay xung quanh trục của mình và quay xung quanh Mặt Trời, Sao Thủy luôn hướng một mặt về phía Mặt Trời.

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng Sao Thủy khi mới hình thành quay rất nhanh, nhưng khi bị hãm lại, nó "nhảy" từ quỹ đạo đồng bộ sang quỹ đạo hiện nay do sự xáo trộn trong lõi của mình.

Tuy nhiên, nhóm các nhà vật lý thiên văn đứng đầu là ông Mark Wieczorek, thuộc trường Đại học tổng hợp Paris mang tên Diderot (Pháp), lại đưa ra giả thuyết khác cho rằng Sao Thủy có thể có được quỹ đạo hiện nay là do va chạm với một tiểu hành tinh cỡ lớn, làm đổi hướng quay và giảm tốc độ quay của mình.

Theo tính toán của các nhà khoa học, quỹ đạo Sao Thủy cần đồng bộ với chuyển động của Mặt Trời trong cả hai trường hợp quỹ đạo bình thường và quỹ đạo ngược.

Xác suất cao nhất để xuất hiện cộng hưởng giữa chuyển động của Mặt Trời và chuyển động của Sao Thủy là 29% trong trường hợp quỹ đạo bình thường và cực kì thấp trong trường hợp quỹ đạo ngược.

Các nhà khoa học cho rằng Sao Thủy không thể tự thoát ra khỏi tình trạng này nếu không có một cú đẩy bổ sung từ một tiểu hành tinh cỡ lớn.

Ông Wieczorek và các cộng sự tính toán kích thước tối thiểu của hố va chạm với tiểu hành tinh đã đẩy Sao Thủy ra khỏi quỹ đạo của mình.

Các thiên thạch để lại hố đường kính từ 250 - 450km có thể gây xáo trộn quỹ đạo Sao Thủy và đưa nó ra khỏi chế độ quay đồng bộ.

Trên bề mặt Sao Thủy có khoảng 40 hố có kích thước cỡ này. Va chạm với các tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn sẽ nhanh chóng đưa Sao Thủy vào quỹ đạo hiện nay. Khoảng 14 hố đường kính từ 650 - 1100km đã được tìm thấy trên bề mặt Sao Thủy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News