Sắp có mặt trời thứ 2, thế giới sắp tận thế?
Ngôi sao lớn thứ hai trong chòm sao Orion - Betelgeuse có thể sẽ biến thành một mặt trời thứ 2 trước năm 2012 khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến lời tiên đoán về “Ngày tận thế”.
Tiến sĩ Brad Carter, giảng viên cao cấp môn Vật lý tại trường Đại học Southern Queensland cho biết, ngôi sao Betelgeuse đang mất dần trọng lượng ở khu trung tâm và rất có thể sẽ phát nổ trong khi di chuyển tạo ra một luồng ánh sáng cực mạnh tương đương với mặt trời.
Tiến sĩ Carter cũng nói rằng, khi ngôi sao khổng lồ này phát nổ, nó sẽ tạo ra một nguồn năng lượng khủng khiếp, trái đất sẽ không có đêm trong vài tuần. Tuy nhiên, cũng chưa có điều gì chắc chắn về thời điểm siêu tân tinh này phát nổ. Thời điểm ấy có thể là ngay ngày mai hoặc có thể 1 triệu năm nữa.
Nhiều người cho rằng, siêu tân tinh có thể phát nổ là minh chứng cho dự đoán theo lịch của người Maya về ngày tận thế trong năm 2012.
Hình ảnh rõ nét nhất về siêu tân tinh Betelgeuse (Ảnh: Rense)
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Carter, việc siêu tân tinh này phát nổ sẽ cung cấp nhiều tài nguyên có lợi cho sự sống của con người.
“Khi ngôi sao này bắt đầu phát ra tiếng nổ lớn thì thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy được là một trận mưa các hạt vụn siêu nhỏ còn gọi là các hạt neutrinos. Ngoài ra, khi nổ nó có thể bắn ra các nguyên tử kim loại như vàng, bạc và nhiều kim loại nặng khác như uranium...”, tiến sĩ Carter cho biết.
Sao Betelgeuse được biết đến là một ngôi sao trẻ lớn nhất trong vũ trụ. Mặc dù mới hình thành cách đây vài triệu năm, song, nó có đường kính lớn gấp 1.000 lần và khối lượng gấp 15 lần so với mặt trời. Hiện ngôi sao này đang nằm cách trái đất 640 năm ánh sáng.
Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, dù ngôi sao này có nổ, nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trái đất. “Nó sẽ nổ, đó là điều tất nhiên. Nhưng nó quá xa để hủy hoại trái đất”, tiến sĩ Carter khẳng định.
Ông cũng phân tích rằng, vụ nổ của siêu tân tinh Betelgeuse có thể sẽ tạo ra một hố đen lớn cách trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng hoặc tạo ra một ngôi sao neutron.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
