Sắp diễn ra mưa sao băng Thiên Long và Lạp Hộ
Trong tháng 10, bạn trẻ yêu thiên văn có cơ hội tận hưởng "bữa tiệc" mưa sao băng thú vị - những vệt tàn dư từ sao chổi.
Trận mưa sao băng Thiên Long (Draconid) sẽ diễn ra từ thứ bảy ngày 6/10 và cực đại vào đêm thứ hai, ngày 8/10. Đây là trận mưa sao băng nhỏ với tần suất 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Các sao băng Thiên Long có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi 21P Giacobini-Zinner, được phát hiện năm 1900.
Mưa sao băng Perseids diễn ra hồi tháng 8. (Ảnh: Breaking911).
Theo giới thiên văn, với trận mưa sao băng này thời gian quan sát tốt nhất là vào đầu buổi tối thay vì vào rạng sáng như những trận mưa sao băng khác. Ở Việt Nam đây cũng là thời điểm thuận lợi do không có ánh trăng ảnh hưởng đến việc quan sát.
Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Draco (Thiên Long), nên chọn khu vực tối, thoáng đãng để tiện quan sát.
Trận mưa sao băng Lạp Hộ (Orionid) đáng chú ý hơn với tần suất trung bình 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Năm nay mưa sao băng Lạp Hộ diễn ra cực đỉnh vào đêm chủ nhật 21/10, rạng sáng ngày 22.
Các sao băng Lạp Hộ có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Halley, được phát hiện từ thời cổ đại. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Lạp Hộ hay còn gọi là Thợ Săn (Orion).
Anh Trần Công Viện, Chủ nhiệm câu lạc bộ Thiên văn học Đà Nẵng cho biết, câu lạc bộ không tổ chức quan sát nhưng đây là dịp các bạn trẻ yêu thiên văn có thể tự trải nghiệm về các trận mưa sao băng thú vị.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
