Sát thủ thầm lặng từ cá nhiễm thủy ngân
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Đa dạng sinh học và liên minh quốc tế của các nhóm chiến dịch môi trường tháng 12-2012, ô nhiễm thủy ngân ở thủy sản là không chỉ gia tăng trên toàn cầu, mà còn khẳng định chỉ cần một phần rất nhỏ của yếu tố kim loại độc là đủ để gây ra hạn chế sự phát triển não bộ hoặc các vấn đề khác về sức khỏe cho con người.
Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo người tiêu dùng về những nguy hiểm tiềm ẩn của thủy ngân trong cá và hải sản khác. Tuy nhiên, báo cáo mới đã tiết lộ rằng các hướng dẫn an toàn cho việc dùng thủy sản tại Mỹ, châu Âu và các nơi khác có thể không còn tin cậy nữa.
Edward Groth - Tiến sĩ khoa học sức khỏe môi trường cho biết: “Mức độ tiếp xúc thủy ngân được cho là an toàn như hiện nay thực sự có tác dụng phụ”.
Cá ngừ, cá kiếm, tôm hùm chứa hàm lượng thủy ngân cao. (Ảnh: Huffington Post)
Một trong các báo cáo cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng “hàng ngày” các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây tổn hại đến sức khỏe trẻ em và thai nhi ở phụ nữ mang thai.
Theo báo cáo, khoảng 70% hải sản có chứa “mức thấp của thủy ngân” và có thể ăn thường xuyên.
Cá tuyết, cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá trích và cá mòi được coi là loại cá có mức thủy ngân thấp. Tôm cũng được cho là có hàm lượng thủy ngân thấp. Ngược lại, cá kiếm, cá ngừ và tôm hùm được cho là có nồng độ thủy ngân thường vượt quá mức an toàn.
Theo Quỹ Động vật Hoang dã Quốc gia Mỹ, thủy ngân có thể tác động làm thay đổi các hệ thống thần kinh và sinh sản của con người và động vật hoang dã.
Tuy nhiên, các tác giả của bản báo cáo mới nhấn mạnh rằng họ không cố gắng thuyết phục mọi người ngừng ăn cá. Trong thực tế, họ đồng ý rằng cá có thể rất có lợi cho sức khỏe của một người. Bởi theo Viện Thủy sản Quốc gia, mỗi năm có đến 840.00 người Mỹ chết do thiếu omega-3 - một loại acid béo tìm thấy nhiều trong cá.
Giải pháp dành cho mọi người không phải là ngừng ăn hải sản. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế cần phải giảm và nếu có thể, nên chung tay hạn chế ô nhiễm thủy ngân trong môi trường nhằm giảm nồng độ thủy ngân trong cá.
Mức độ thủy ngân ở Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2050, nếu xu hướng ô nhiễm hiện tại tiếp tục không suy giảm.
"Nếu chúng tôi tiếp tục làm ô nhiễm biển như hiện nay, thì ngày càng khó khăn hơn để tìm thấy hải sản an toàn", Philippe Grandjean - giáo sư tại Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) - Hiệu trưởng Đại học Y tế môi trường tại miền Nam Đan Mạch nói.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
