Sau 8 năm thăm dò Sao Kim, tàu Venus Express đã hết nhiên liệu
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 16/12 thông báo tàu thăm dò Sao Kim "Venus Express" đã hết nhiên liệu và sẽ rơi vào bầu khí quyển "tử thần" của hành tinh này, dự kiến trong vài tuần tới.
Ông Adam Williams, người phụ trách sứ mệnh của Venus Express, cho biết tàu thăm dò này đang phun khói và đã hạ tới độ cao sát Sao Kim nhất. Trước khi kết thúc sứ mệnh của mình, Venus Express đã cung cấp những dữ liệu cho thấy Sao Kim về địa chất vẫn hoạt động tích cực và từng có rất nhiều nước, có thể cả đại dương giống như trên Trái Đất.
Venus Express còn phát hiện trên Sao Kim tồn tại một dòng nham thạch có niên đại 2,5 triệu năm hoặc ít hơn. Các dữ liệu do Venus Express cung cấp sẽ giúp các nhà khoa học đưa ra những kết luận quan trọng về hành tinh có kích cỡ và trọng lượng gần bằng Trái Đất này, song phải mất nhiều năm phân tích.
Tàu thăm dò Sao Kim Venus Express. (Ảnh: www.cosmostv.org)
Không giống như tên gọi quyến rũ của nó, Sao Kim hiện nay giống như một địa ngục với bầu khí quyển rất nóng, độc hại và nặng tới mức bất kỳ "khách thăm" nào cũng có thể tan chảy, nghẹt thở và nổ tung ngay khi tiếp xúc. Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim lên tới 477 độ C, nóng nhất trong các bầu khí quyển trong Hệ Mặt Trời.
Venus Express được phóng lên vũ trụ tháng 11/2005 và đi vào quỹ đạo của Sao Kim từ ngày 11/4/2006, bắt đầu sứ mệnh của mình. Sau vài lần kéo dài sứ mệnh của Vevus Express, đầu năm nay, ESA quyết định cho tàu này thực hiện cuộc phưu lưu cuối cùng vào giữa năm 2014: Hạ độ cao có kiểm soát đến gần Sao Kim nhất để thăm dò các lớp khí quyển chưa từng được biết đến.
Vượt qua được hành trình nguy hiểm này, Venus Express tháng 7 vừa qua đã quay lại quỹ đạo thông thường của nó quanh Sao Kim, song lại trôi từ từ về phía hành tinh này. Việc liên lạc với Venus Express trở nên hạn chế và không ổn định kể từ cuối tháng 11 vừa qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
