Sâu bướm biết ăn chất độc để tự vệ trước kẻ thù

Các nhà sinh vật học Thụy Sĩ đã nhận thấy mỗi loài thực vật được nghiên cứu đều có khả năng tổng hợp các chất thu hút thiên địch của sâu bệnh và sâu bệnh cũng tìm ra cách đối phó với khả năng đó.

Theo tạp chí Science Advances, loài sâu bướm Spodoptera littoralis chuyên ăn lá ngô đã tìm ra cách để vượt qua hệ thống bảo vệ của thực vật vốn biết cách dùng mùi để thu hút kẻ thù của sâu. Một khi biết về mối nguy hiểm đó, sâu bướm bắt đầu tích cực ăn một số phần riêng biệt của lá ngô có chứa chất độc hại và tích lũy lại trong cơ thể của mình. Kết quả là sâu không còn là miếng mồi hấp dẫn đối với kẻ thù nữa.

Sâu bướm biết ăn chất độc để tự vệ trước kẻ thù
Loài sâu bướm Spodoptera littoralis (bên phải) - (Ảnh: Đại học Neuchatel).

Chúng ta ngỡ là thực vật không thể phản ứng tích cực đối với các cuộc tấn công từ sâu bệnh, nhưng không phải như vậy. Thực vật có một số hệ thống phòng vệ tích cực chống lại côn trùng ăn lá. Đặc biệt, để đối phó với tổn thương cơ học ở mô, thực vật có thể giải phóng các chất độc hại. Hơn nữa, một số loài thực vật thậm chí còn biết áp dụng chiến thuật tùy thuộc vào từng kẻ thù cụ thể, ví dụ, khi phản ứng với các chất chứa trong nước bọt sâu bướm Spodoptera littoralis, lá ngô tiết ra chất chứa indol thu hút loài ong Microplitis rufiventris, chuyên săn sâu bướm.

Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà sinh vật học Thụy Sĩ nhận thấy sâu bướm cũng tham gia "chạy đua vũ trang" và đã học để chống lại các chiến thuật này. Ong bị thu hút bằng mùi của indol, nhưng chất này với liều cao cũng độc hại cho cả ong lẫn cho sâu bướm. Trước nguy cơ bị ong tấn công, sâu bướm tích cực ăn những phần lá cây giàu indol và tích lũy chất độc này trong cơ thể mình.

Các thử nghiệm cho thấy ong không còn hăng hái đẻ trứng bên trong cơ thể của sâu bướm đã ăn nhiều indol, còn ấu trùng sau đó kém phát triển hơn.

Phương pháp phòng thủ này của sâu bướm không phải là vô hại đối với bản thân sâu bướm, khiến chúng béo hơn, yếu hơn, nhiều con chết sớm, không sống đến được giai đoạn nhộng. Các nhà sinh vật học Thụy Sĩ cũng lai tạo được giống ngô biến đổi gien với hàm lượng indol giảm. Trong trường hợp này, sâu bướm không còn được bảo vệ tốt và có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của ong. Nói chung, mỗi loài thực vật được nghiên cứu cũng đều có khả năng tổng hợp các chất thu hút thiên địch của sâu bệnh, nhưng lần đầu tiên các nhà khoa học đã thấy chiến thuật tương tự.

Công trình nghiên cứu mới cho thấy việc con người ra tay cải thiện hệ thống tự bảo vệ của thực vật là khó khăn như thế nào do các loài sinh vật khác nhau trong tự nhiên đều tương tác với nhau theo một sơ đồ phức tạp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Khoai tây màu xanh ăn có nguy hiểm không?

Khoai tây màu xanh ăn có nguy hiểm không?

Khi được trữ ở nơi sáng sủa ấm ấp, khoai tây phát hiện ra chúng có lẽ đang ở một nơi thích hợp để phát triển và chuẩn bị mọc mầm.

Đăng ngày: 25/05/2018
Lúa chỉnh sửa gene cho năng suất cao hơn tới 30%

Lúa chỉnh sửa gene cho năng suất cao hơn tới 30%

Một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9 để tạo ra giống lúa cho năng suất cao hơn từ 25-31%.

Đăng ngày: 24/05/2018
Lý do kinh dị khiến vết muỗi cắn trở nên cực ngứa mà khoa học mới tìm ra

Lý do kinh dị khiến vết muỗi cắn trở nên cực ngứa mà khoa học mới tìm ra

Muỗi là một giống loài cực kỳ khó chịu. Chúng phải hút máu bạn để sống, nhưng khốn nỗi lại tặng kèm vài bãi... nước bọt để khiến máu không đông lại được.

Đăng ngày: 23/05/2018
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 23/05/2018
Những điều cần biết về loại virus lạ bùng phát, giết chết 9 người ở Ấn Độ

Những điều cần biết về loại virus lạ bùng phát, giết chết 9 người ở Ấn Độ

Ít nhất 9 người ở miền Nam Ấn Độ đã tử vong trong một vụ bùng phát virus Nipah hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, theo báo cáo của BBC.

Đăng ngày: 23/05/2018
Sự thật bất ngờ về thảo dược

Sự thật bất ngờ về thảo dược "thần thánh" trị muỗi, giúp trẻ phát triển trí não

Loại cây được giới thiệu là “thần dược” trị muỗi, giảm stress và giúp phát triển trí não đang được bán tại nhiều đại lý cây cảnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, công dụng của loài cây này đã bị thổi phồng.

Đăng ngày: 23/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News