Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét

Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy sấm sét như "thắp sáng" cả thành phố.

Sau những ngày nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ có lúc lên cao nhất 80 năm qua, thành phố Sydney của Úc "đón" những cơn giông dị thường.

Theo BBC, giông tràn qua thành phố từ cuối ngày hôm qua và sáng nay 9/1. Sấm sét liên hồi khiến người dân choàng tỉnh, lên mạng bàn tán xôn xao bất chấp việc các nhà khí tượng đánh giá tình hình là không đặc biệt nghiêm trọng.

Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét
Hình ảnh sét đánh ở Sydney do người dân chụp và chia sẻ - (Ảnh: Twitter).

Công dân Sydney Dave Rasmus, thức giấc trước rạng sáng, mô tả cơn giông kèm sét có lúc gần như "thắp sáng thành phố".

Theo các công ty theo dõi thời tiết, hơn 4.000 vụ sét đánh đã được ghi nhận khắp thành phố. Trang tin news.com.au thậm chí đăng tin Sydney "lãnh" 4.600 cú sét chỉ trong 3 tiếng. Đi kèm với sét là mưa to gió lớn khiến nhiều nơi bị mất điện.

Các dịch vụ khẩn cấp cho biết họ đã nhận được hơn 150 cuộc gọi nhờ giúp đỡ. Sét cũng được cho là đã làm cháy nhà của một phụ nữ lớn tuổi, may bà này được cứu kịp lúc, theo báo chí địa phương.

Theo AAP, thời tiết xấu đã làm gián đoạn giao thông đường bộ, đường không và buộc ban tổ chức giải quần vợt quốc tế Sydney phải hoãn thi đấu.

Người dân được cảnh báo ở trong nhà và tránh xa cửa sổ do giông vẫn đang tiếp diễn.

Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét
Hình ảnh sét do người dân chụp - (Ảnh: theaustralian.com.au).

Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét
Sét đánh xuống một khu vực ở Sydney - (Ảnh: news.com.au).

Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét
Giải quần vợt quốc tế Sydney bị gián đoạn do sét - (Ảnh: AAP).

Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét
Bầu trời Sydney cuối ngày 8/1 - (Ảnh: BBC/JO FOSTER).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Lở bùn từ thảm họa cháy rừng ở California, 13 người thiệt mạng

Lở bùn từ thảm họa cháy rừng ở California, 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị hủy hoại do mưa lớn đổ bùn và đá tảng từ những ngọn đồi tháng trước vừa trải qua vụ cháy rừng khổng lồ ở Nam California.

Đăng ngày: 10/01/2018
Tại sao Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc lại rét đậm rét hại nhất mùa đông năm nay?

Tại sao Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc lại rét đậm rét hại nhất mùa đông năm nay?

Từ đầu tuần đến nay, các tỉnh Miền Bắc phải hứng chịu đợt không khí lạnh có cường độ rất mạnh, gây rét đậm, rét hại trên diện rộng.

Đăng ngày: 10/01/2018
Đỉnh núi Mỹ buốt giá hơn bề mặt sao Hỏa trong đợt lạnh kỷ lục

Đỉnh núi Mỹ buốt giá hơn bề mặt sao Hỏa trong đợt lạnh kỷ lục

Mức nhiệt xuống thấp trong đợt lạnh kỷ lục khiến đỉnh núi Washington trở thành một trong những nơi lạnh nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 09/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News