Sáu sứ mệnh không gian nổi bật đang được tiến hành
Bên cạnh sự kiện tàu thăm dò Philae của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đáp xuống sao chổi 67P gần đây, còn có 6 sứ mệnh nổi bật khác đang được tiến hành, hứa hẹn cung cấp những thông tin mới về Hệ Mặt Trời cũng như không gian vũ trụ rộng lớn.
1. Sứ mệnh New Horizons (Chân trời Mới)
Tàu thăm dò New Horizons được phóng lên vũ trụ vào năm 2006, dự kiến tiếp cận sao Diêm Vương (Pluto) vào tháng 7/2015. Hình ảnh dưới đây được chụp khi tàu New Horizons băng qua sao Mộc (Jupiter).
2. Sứ mệnh Dawn
Tàu thăm dò Dawn được thiết kế để hành trình tới quỹ đạo Vesta và hành tinh lùn Ceres, hai thiên thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Sứ mệnh sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Hệ Mặt Trời. Được phóng đi từ Trái Đất vào năm 2007, Dawn sẽ tới Ceres vào đầu năm 2015.
3. Sứ mệnh Curiosity
Xe thăm dò Curiosity đang nỗ lực khám phá Hành Tinh Đỏ. Hình ảnh này cho thấy Curiosity đang thực hiện một mũi khoan thử nghiệm trên một tảng đá có tên là "Bonanza King" để lấy mẫu nghiên cứu. Curiosity là xe thăm dò tiên tiến nhất từng được chế tạo, và đang không ngừng tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa.
4. Sứ mệnh Cassini
Tàu vũ trụ Cassini được phóng vào năm 1997, đang quay quanh sao Thổ và nhiều mặt trăng (vệ tinh) của nó. Cassini đã cung cấp những sự hiểu biết mới và các hình ảnh ngoạn mục, trong đó có một góc hệ Mặt Trời của chúng ta. Hình ảnh này được chụp vào ngày 10/3/2013, bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA.
5. Sứ mệnh Kepler
Tàu vũ trụ Kepler là một đài quan sát mang theo nhiệm vụ đầu tiên NASA nhằm tìm kiếm hành tinh kiểu Trái đất kích thước nằm trong hoặc gần vùng cư trú (habitablezone) của các ngôi sao. Được phóng lên vào năm 2009, tàu Kepler đã phát hiện nhiều hành tinh mới và các ứng cử viên hành tinh với kích cỡ và khoảng cách quỹ đạo khác nhau.
6. Sứ mệnh NEOWISE
Tàu thăm dò NEOWISE có thể giúp cuộc sống chúng ta an toàn hơn. Nhiệm vụ này sử dụng một kính thiên văn không gian để săn lùng các tiểu hành tinh và sao chổi, bao gồm cả những thiên thể có thể gây ra mối đe dọa cho Trái Đất. Trong kế hoạch khảo sát ba năm ( từ tháng 12/2013-2016), NEOWISE sẽ nhanh chóng xác định, mô tả các đối tượng gần Trái Đất, và thu thập dữ liệu về kích thước của chúng cũng như thực hiện các phép đo khác.
Tham khảo: CNN

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
