Sẽ có thêm hàng triệu người đối mặt với lũ lụt do Trái đất ấm lên

Sẽ có thêm hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và một số khu vực ở châu Á, châu Phi và Trung Âu đối mặt với nguy cơ lũ lụt từ sông do mưa nhiều xuất phát từ tình trạng ấm lên toàn cầu.

Cảnh báo trên được đưa ra trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học tiên tiến của Mỹ số ra ngày 10/1.

Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã áp dụng những mô hình tình toán có độ chính xác cao gấp 10 lần so với mô phỏng về tác động của biến đổi khí hậu thực hiện trên máy tính.

Theo nghiên cứu này, châu Á-châu lục vốn có nguy cơ xảy ra các trận lũ lụt nghiêm trọng nhất - sẽ là khu vực chịu thiệt hại nhiều nhất với số người bị ảnh hưởng do lũ lụt từ sông khá cao, từ 70 triệu người đến 156 triệu người đến năm 2040.

Sẽ có thêm hàng triệu người đối mặt với lũ lụt do Trái đất ấm lên
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại North Sumatera, Indonesia, ngày 5/12/2017. (Ảnh: THX/TTXVN).

Nghiên cứu dự báo đối với Pakistan, nếu không có biện pháp mạnh mẽ, đến năm 2040 tại nước này sẽ có 11 triệu người chịu ảnh hưởng của lũ lụt, theo đó nguy cơ lũ lụt tại quốc gia Nam Á này tăng gấp đôi.

Trong khi đó, cũng trong thời gian như vậy, tại Nam Mỹ, số người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt sẽ tăng gấp đôi, từ 6 triệu lên 12 triệu người.

Số người đối mặt với nguy cơ tương tự sẽ tăng từ 25 triệu người lên khoảng 34 triệu người.

Tại Đức, số người bị ảnh hưởng lũ lụt được dự báo tăng 7 lần, từ 100.000 người lên 700.000 người. Khu vực Bắc Mỹ cũng không tránh khỏi xu hướng này khi có 1 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, tăng 10 lần so với con số hiện tại.

Người đứng đầu công trình khoa học Sven Willner thuộc Viện Nghiên cứu sự tác động của biến đổi khí hậu Potsdam cho biết chính quyền liên bang Mỹ phải tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng chống trong 20 năm tới nhằm giúp người dân ở trên 50% lãnh thổ nước này tránh khỏi nguy cơ lũ lụt gia tăng.

Nghiên cứu trên cho rằng các biện pháp như tăng cường hệ thống đê điều, nâng cao chất lượng công trình xây dựng, tái định cư những khu vực dễ bị ảnh hưởng và kiểm soát mực nước sông cần phải được chú trọng mới có thể giúp hàng triệu người dân tránh bị tác động bởi thiên tai này.

Theo các nhà khoa học, nguy cơ cao lũ lụt từ các sông trong nhiều thập kỷ tới là do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch dẫn tới phát thải khí nhà kính ra khí quyển.

Lượng khí này tích tụ càng nhiều quanh Trái đất, càng có nhiều hơi nước tích tụ và gây ra nhiều mưa. Do vậy, việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính là yếu tố cốt lõi nhằm giảm nguy cơ lũ lụt trong tương lai.

Anders Levermann, một nhà nghiên cứu tại đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty thuộc Đại học Columbia nhận định nguy cơ xảy ra lũ lụt sẽ lên tới mức không thể đối phó được nếu con người tiếp tục các hoạt động khiến nhiệt độ Trái đất tăng lên với mức tăng trên 2 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Những thác nước đóng băng trong mùa đông lạnh kỷ lục ở Mỹ

Những thác nước đóng băng trong mùa đông lạnh kỷ lục ở Mỹ

Thời tiết lạnh khác thường với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục khiến nhiều thác nước lớn ở Mỹ đóng băng trắng xóa.

Đăng ngày: 11/01/2018
Bình Dương có nhà máy biến rác thải thành gạch, phân bón

Bình Dương có nhà máy biến rác thải thành gạch, phân bón

Ngày 10/1, UBND tỉnh Bình Dương đã đưa vào vận hành khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương với khả năng tiếp nhận và xử lý 3.000 tấn rác sinh hoạt và hơn 1.000 tấn rác công nghiệp/ngày.

Đăng ngày: 11/01/2018
Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét

Sau nóng kỷ lục, Sydney dồn dập sét

Sau những ngày nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ có lúc lên cao nhất 80 năm qua, thành phố Sydney của Úc

Đăng ngày: 10/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News