Sét có thể đóng vai trò "khơi dậy" sự sống

Nghiên cứu mới cho thấy những tia sét đánh xuống Trái đất trong thuở sơ khai có thể đã cung cấp phốt pho cần thiết để hình thành sự sống.

Phốt pho là thành phần quan trọng trong các phân tử hình thành cấu trúc tế bào cơ bản và màng tế bào, thậm chí tạo nên bộ khung cho ADN và ARN. Tuy nhiên, nguyên tố này rất khó nắm bắt trên Trái đất trong thuở sơ khai cách đây hơn 4 tỷ năm.

Sét có thể đóng vai trò khơi dậy sự sống
Mô phỏng bão sét trên Trái đất trong thưở sơ khai. (Ảnh: CNN).

"Hầu hết phốt pho trên Trái đất sơ khai bị mắc kẹt trong các khoáng chất không hòa tan và không hoạt động, có nghĩa là chúng không thể được sử dụng để tạo ra các phân tử sinh học cần thiết cho sự sống", tác giả nghiên cứu Benjamin Hess từ Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh của Đại học Yale cho biết.

Lâu nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng thiên thạch đã mang những yếu tố cần thiết cho sự sống tới Trái đất. Những tảng đá không gian này được biết đến là chứa schreibersite, một khoáng chất phốt pho có thể hòa tan trong nước. Nếu có một số lượng lớn thiên thạch va chạm với Trái đất, schreibersite là nguồn cung cấp phốt pho phù hợp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự sống đã bắt đầu trên hành tinh của chúng ta từ 3,5 đến 4,5 tỷ năm trước và trong thời kỳ đó, Trái đất ít bị tác động từ thiên thạch. Vì vậy, lượng phốt pho hỗ trợ hình thành sự sống có thể bắt nguồn từ một cơ chế khác.

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Nature Communications hôm 16/3, Hess cùng các cộng sự đã tìm được bằng chứng cho thấy hàng tỷ tia sét đánh xuống Trái đất trong quá khứ có thể đã "mở khóa" phốt pho mắc kẹt trong khoáng chất.

Khi Trái đất còn non trẻ, sét phổ biến hơn vì khí quyển có nhiều carbon dioxide hơn. Hành tinh của chúng ta ngày nay chứng kiến khoảng 560 triệu tia sét mỗi năm. Trong thuở sơ khai, con số này là 1 đến 5 tỷ, với 100 triệu đến 1 tỷ trong số đó đánh xuống mặt đất. Điều đó có nghĩa là sét có thể cung cấp rất nhiều phốt pho.

"Hiểu được vai trò của sét như một cơ chế tạo ra phốt pho "có thể phản ứng" là rất quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc sự sống trên Trái đất, cũng như tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ. Phát hiện của chúng tôi có thể áp dụng có bất kỳ hành tinh nào có bầu khí quyển tạo ra sét", Hess nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời

Nếu Mặt trời "tắt ngấm" thì sinh vật trên Trái đất có thể tồn tại bao lâu?

Nếu Mặt trời không còn là quả cầu lửa, trong vòng một năm, một số lượng lớn thực vật và động vật sẽ chết vì lạnh hoặc đói, và con người cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự.

Đăng ngày: 18/03/2021
Hé lộ bí mật giúp Trung Quốc xây dựng thần tốc đập vòm lớn nhất thế giới

Hé lộ bí mật giúp Trung Quốc xây dựng thần tốc đập vòm lớn nhất thế giới

Đập vòm Bạch Hạc Than lớn nhất thế giới ở Trung Quốc được xây dựng với tốc độ thần tốc, đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 17/03/2021
Sự thật gây sốc: một nửa Trái đất đang lạnh đi nhanh chóng

Sự thật gây sốc: một nửa Trái đất đang lạnh đi nhanh chóng

Các nhà khoa học Na Uy đã phát hiện ra sự mất nhiệt không đồng đều giữa 2 bán cầu của Trái đất, khiến lớp phủ 2 bên hành tinh chênh nhau tới 50 độ C.

Đăng ngày: 17/03/2021
Top 9 loại hải sản đắt nhất thế giới

Top 9 loại hải sản đắt nhất thế giới

Top 9 loại hải sản đắt nhất thế giới đều là các món ăn từ biển cực kỳ quý hiếm được chế biến bởi những đầu bếp lành nghề và có giá cả lên đến cả triệu USD

Đăng ngày: 17/03/2021
Tiến sĩ Mỹ tiết lộ

Tiến sĩ Mỹ tiết lộ "công thức vàng" để tính tuổi thọ: Hãy tính xem bạn có thể sống bao lâu?

Làm thế nào để biết chúng ta có thể sống được bao lâu? Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mỹ, có 6 yếu tố quyết định phần lớn tuổi thọ của bạn. Hãy thử xem công thức để biết tuổi của bạn.

Đăng ngày: 16/03/2021
Rhodium – Bí ẩn vật liệu đắt nhất trên ôtô

Rhodium – Bí ẩn vật liệu đắt nhất trên ôtô

Rhodium là kim loại có độ cứng và độ phản chiếu ánh sáng cao, không bị ăn mòn và oxy hóa, thường dùng trong bộ trung hòa khí thải.

Đăng ngày: 15/03/2021
Nitơ lỏng nguy hiểm như thế nào?

Nitơ lỏng nguy hiểm như thế nào?

Trong thời gian học phổ thông, chắc hẳn một số người trong số chúng ta từng được thực hiện một vài thí nghiệm nhỏ với nitơ lỏng và nghĩ rằng nó khá là vô hại.

Đăng ngày: 15/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News