Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số cặp sếu đầu đỏ chấp nhận ở cùng con chim thứ ba để hỗ trợ chăm sóc con non trong điều kiện kiếm ăn khó khăn.

Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con
Bộ ba sếu đầu đỏ hót cùng nhau. (Ảnh: Suhridam Roy).

Ở Ấn Độ, sếu đầu đỏ, loài sếu đầu đỏ cao ngang người trưởng thành, nổi tiếng với tập tính sống theo cặp. Tuy nhiên, K. S. Gopi Sundar, nhà khoa học ở Hiệp hội bảo tồn tự nhiên Ấn Độ, phát hiện đôi khi những cặp sếu để cá thể thứ ba gia nhập. Ông mô tả hành vi này trên tạp chí Ecology số tháng 3. Theo nghiên cứu, điều đó có thể giúp những con sếu nuôi con non trong điều kiện khó khăn. Con chim thứ ba có thể đóng vai trò phụ việc trong gia đình.

Sundar quan sát bộ ba sếu đầu đỏ đầu tiên năm 1999. Ông theo dõi chúng trong 16 năm tiếp thep. Bắt đầu từ năm 2011, ông cũng tập huấn các trợ lý thực địa (thường là nông dân địa phương) để theo dõi sếu đầu đỏ. Sau khi thu thập thông tin trong suốt năm 2020, Sundar và Swati Kittur, một đồng nghiệp cùng hiệp hội, khai thác cơ sở dữ liệu để tìm những bộ ba sếu. Các nhà quan sát phát hiện 193 nhóm trong hơn 11.500 lần quan sát. Sundar kết luận hành vi này rất hiếm gặp. Một số nhóm bao gồm một con đực và hai con cái hoặc ngược lại.

Suhridam Roy, nghiên cứu sinh ở hiệp hội, tiếp cận 4 trong số các bộ ba sếu và ghi âm tiếng kêu của chúng. Mỗi nhóm có một khúc hót riêng. Dữ liệu không hé lộ bộ ba sếu đã nuôi bao nhiêu con non hay chúng ở cùng nhau bao lâu. Nhưng 16 năm quan sát bộ ba sếu đầu tiên cung cấp một số manh mối. Những con sếu này sống trong môi trường khắc nghiệt. Số lượng đầm lầy ít ỏi nhiều khả năng khiến việc nuôi con non trở nên khó khăn với một cặp sếu thông thường.

Tuy nhiên, ở nhóm ba, kết quả tốt hơn. Mỗi năm, một con trưởng thành trong bộ ba (thường là chim cái) biến mất trong khi hai con còn lại làm tổ và đẻ trứng. Theo Sundar, chỉ có hai trong ba cá thể giao phối mỗi mùa. Khi chim non khoảng một tháng tuổi, chim cái vắng mặt lại tái xuất hiện và giúp mớm thức ăn cho chim non. Ba con sếu hợp tác để nuôi một con chim non gần như mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng tập tính sống theo nhóm 3 cá thể là một cách thích nghi với điều kiện khó khăn. Việc kết hợp chăm con khá phổ biến trong thế giới động vật. Các loài khỉ, cầy mangut, nhện, côn trùng, chim và cá cũng hợp tác sinh sản. Sundar đang lên kế hoạch sử dụng di truyền học để nghiên cứu chim phụ việc có họ hàng với hai con chim còn lại trong nhóm hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vịt biển là gì?

Vịt biển là gì?

Ở Việt Nam có rất nhiều giống vịt khác nhau từ các giống vịt siêu trứng đến vịt siêu thịt hay các loại vịt hoang dã như vịt trời.

Đăng ngày: 18/04/2022
Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu và cái kết khó tin

Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu và cái kết khó tin

Sau khi tung ra cú cắn chí mạng giết chết rắn hổ mang, cầy Mangut cũng phải chịu kết cục bi thảm.

Đăng ngày: 17/04/2022
Vì sao loài rùa có mai?

Vì sao loài rùa có mai?

Rùa một loài bò sát vô cùng kỳ lạ so với những loài bò sát khác, đặc biệt là ở phần mai, vậy vì sao chúng lại có mai? Chúng tiến hóa thế nào?

Đăng ngày: 17/04/2022
Sư tử con bị trăn siết chặt và cái kết khó tin

Sư tử con bị trăn siết chặt và cái kết khó tin

Sau màn giao chiến, sư tử con đã bị trăn siết chặt.

Đăng ngày: 17/04/2022
Mải mê tắm bùn, lợn bướu suýt mất mạng trước sư tử

Mải mê tắm bùn, lợn bướu suýt mất mạng trước sư tử

Một con lợn bướu đang tắm bùn thì bị một con sư tử cái rình rập, áp sát. Mặc dù có được lợi thế song sư tử không thể bắt được con mồi nhanh nhẹn.

Đăng ngày: 15/04/2022
Trâu mẹ tìm cách lấy lại xác con từ vuốt báo hoa mai

Trâu mẹ tìm cách lấy lại xác con từ vuốt báo hoa mai

Dù trâu mẹ kiên trì lượn quanh gốc cây cả ngày, báo hoa mai vẫn cố thủ trên cây và giữ chặt xác trâu non.

Đăng ngày: 15/04/2022
Hàng triệu con cua đỏ di cư tới vịnh Cuba

Hàng triệu con cua đỏ di cư tới vịnh Cuba

Mỗi năm, hàng triệu con cua chui ra từ rừng rậm vào đầu xuân và tiến về phía vịnh Pigs, băng qua đường phố và cao tốc nguy hiểm để sinh sản.

Đăng ngày: 15/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News