Phát hiện liên hệ gây sốc giữa con người và quái vật biết mọc lại đầu
Một món thừa kế vị tổ tiên chung sống vào khoảng 748 - 604 triệu năm trước trao cho cả con người và một quái vật bất tử của đại dương đem đến nhiều dữ liệu thú vị cho cả ngành sinh vật học và khoa học tiến hóa ở con người.
"Quái vật bất tử" đó là loài hải quỳ, một sinh vật bé nhỏ nhưng sở hữu những khả năng "đáng mơ ước" như nhanh chóng mọc lại những xúc tu nếu bị đứt, thậm chí bị... đứt đầu vẫn không chết mà từ từ mọc lại.
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Nagayasu Nakanishi từ Đại học Arkansas (Mỹ) cho thấy một gene liên quan đến sự phát triển thính giác ở người cũng đồng thời có liên quan đến sự phát triển giác quan của hải quỳ, được cho là thừa hưởng từ vị tổ tiên chung cuối cùng sống vào khoảng 748 - 604 triệu năm trước.
Nghiên cứu mới cung cấp thêm một đặc điểm tiến hóa thú vị ở con người - (Ảnh: TECHNO PIXEL)
Đó là gene đặc biệt được gọi là pou-iv, được tìm thấy trong các xúc tu của loài hải quỳ Nematostella vectensis, được xác định là đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một số giác quan của động vật.
Nó cần thiết cho sự phát triển của tế bào lông mà ở con người và các động vật có xương sống khác chính là các thụ thể cảm giác của hệ thống xúc giác. Thí nghiệm trên chuột cho thấy khi gene này bị "hạ gục", chúng sẽ bị điếc.
Loài hải quỳ trong nghiên cứu có các tế bào lông tương tự trên các xúc tu, nhưng được dùng cho cơ quan cảm giác - để cảm nhận chuyển động. Chức năng của các tế bào này cũng bị "tắt" khi pou-iv bị vô hiệu hóa.
"Nghiên cứu này rất thú vị vì nó không chỉ mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới về cách cảm biến cơ học phát triển và hoạt động ở hải quỳ, mà còn cho chúng ta biết rằng các "khối xây dựng" cảm giác thính giác của chúng ta có nguồn gốc tiến hóa cổ đại, từ hàng trăm triệu năm trước" - tờ Science Alert dẫn lời tiến sĩ Nakanishi.
Nghiên cứu vừa công bố trên eLife.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
