Siêu bão bị đổ lỗi khiến trăn Miến Điện tràn ngập Florida

Siêu bão Andrew năm 1992 tàn phá một cơ sở nhân giống trăn, nhiều khả năng làm sổng hàng trăm con trăn Miến Điện ra ngoài tự nhiên.

Giới nghiên cứu không biết chính xác trăn Miến Điện sinh tồn ở Florida bằng cách nào nhưng một giả thuyết là loài trăn xâm hại này bắt đầu lan tràn vào năm 1992 khi bão Andrew phá hủy một cơ sở nhân giống bò sát gần Miami, tạo điều kiện cho trăn Miến Điện sổng ra khắp bang. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây là cách giải thích đơn giản hóa nguồn gốc của trăn Miến Điện, Live Science hôm 1/8 đưa tin.

Siêu bão bị đổ lỗi khiến trăn Miến Điện tràn ngập Florida
Trăn Miến Điện bắt đầu xâm chiếm Florida cuối thập niên 1970. (Ảnh: Rhona Wise).

Năm 1992, bão Andrew đổ bộ vào khu vực Miami dưới dạng bão cấp 5 và nhanh chóng trở thành một trong những cơn bão có sức tàn phá mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ. Triều cường cao hơn 4,5 m làm ngập vùng ven biển và hơn 25 cm nước mưa trút xuống một số khu vực với sức gió 269 km/h.

Theo The New Yorker, một nhà kho chứa đầy bò sát ở Homestead, Florida, phía nam Miami, bị phá hủy trong cơn bão. Một nhà chức trách chia sẻ ông từng nhìn thấy hàng trăm con trăn Miến Điện trong nhà kho đó. Khi bão làm sập tòa nhà, những con trăn sổng chuồng bò ra vùng đầm lầy ở đông nam Florida. Nhiều động vật hoang dã cũng bị sổng trong khi bão Andrew đổ bộ và vài tờ báo đưa tin các trường hợp bắt gặp trăn lớn sau bão. Nhưng trăn Miến Điện đã xuất hiện ở vùng Everglades ít nhất từ năm 1979.

Trăn Miến Điện (Python bivittatus) là động vật bản xứ ở Đông Nam Á, thường luồn lách trong những khu rừng rậm, đồng cỏ và đầm lầy. Nhưng loài trăn dài tới 5,5 m này đang hình thành quần thể xâm hại ở Nam Florida, tàn phá hệ sinh thái địa phương. Chúng có thể ăn con mồi lớn như hươu và cá sấu. Trăn Miến Điện không xuất hiện phổ biến ở nam Florida ít nhất đến năm 1995. Ba năm sau bão Andrew, thời gian và phân bố địa lý của chúng không khớp với giả thuyết về cơn bão.

Từ năm 1995 đến năm 2000, có 11 con trăn được bắt gặp hoặc bị bắt ở vùng tây nam vườn quốc gia Everglades, cách cơ sở nuôi bò sát ở Homestead hàng kilomet. Theo Dan Simberloff, nhà sinh thái học ở Đại học Tennessee, ban đầu khi quần thể trăn bắt đầu phát triển, phần lớn cá thể ở cách cơ sở đó 32 km. Đến đầu thiên niên kỷ, những con trăn mới xuất hiện thường xuyên ở Miami.

Dựa trên phân bố địa lý và tốc độ phát triển quần thể, một nghiên cứu năm 2011 kết luận cách giải thích đơn giản nhất về quá trình xâm hại của trăn Miến Điện là có vài cá thể lọt vào vùng phía nam Everglades trước năng 1985, số lượng trăn tăng chậm trước thập niên 1990, sau đó tăng vọt.

"Dù một số người cho rằng bão Andrew năm 1992 gây ra vấn đề trăn, trăn Miến Điện được phát hiện trước cơn bão, sớm nhất vào năm 1979. Một số chương trình giới thiệu nhiều khả năng diễn ra ở nam Florida", phát ngôn viên của Ủy ban Cá và Bảo tồn Động vật hoang dã Florida, cho biết. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa bão Andrew không góp phần khiến trăn lan rộng, nhưng có thể vài con trăn trốn thoát từ hoạt động mua bán vật nuôi trong cơn bão và gia nhập quần thể hoang dã, theo Ian Bartoszek, nhà khoa học môi trường ở Khu bảo tồn tây nam Florida.

Khoảng 17.000 con trăn Miến Điện được nhập vào Mỹ từ năm 1970 đến năm 1995 cho hoạt động mua bán vật nuôi, có khả năng vài con được chủ nuôi thả ra. Theo Simberloff, mọi người có thể mệt mỏi khi nuôi con trăn lớn. Ông cũng cho biết trăn là "nghệ nhân đào tẩu". Vài con trăn nuôi có thể mò ra khỏi nhà, tới môi trường ấm chứa nhiều thức ăn ở Nam Florida.

Giới nghiên cứu không biết số lượng trăn hoang dã ở Florida, nhưng ước tính có hàng trăm nghìn con sống tại đây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mải mê săn mồi, gấu xám Bắc Mỹ bất ngờ bị đại bàng đầu trắng phục kích

Mải mê săn mồi, gấu xám Bắc Mỹ bất ngờ bị đại bàng đầu trắng phục kích

Khá buồn bởi vì gấu xám có sức mạnh nhưng không thể nào có cách bắt được đại bàng.

Đăng ngày: 02/08/2023
Con người chính là nguyên nhân khiến cho

Con người chính là nguyên nhân khiến cho "loài khỉ lai bí ẩn" xuất hiện ở đảo Borneo?

Loài linh trưởng kỳ lạ này được phát hiện lần đầu tiên gần sông Kinabatangan trên vùng đảo Borneo thuộc Malaysia vào năm 2017 khi cá thể còn là con non.

Đăng ngày: 02/08/2023
Quả bóng phun ra từ miệng lạc đà dùng để làm gì?

Quả bóng phun ra từ miệng lạc đà dùng để làm gì?

Lạc đà là loài động vật có vú có mức độ tiến hóa cao, chúng tiến hóa từ một loài động vật móng guốc chân mềm nguyên thủy của Bắc Mỹ cách đây khoảng 55 triệu năm.

Đăng ngày: 01/08/2023
Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người

Chiến tranh giữa các loài vật còn bi thảm hơn nhiều so với tưởng tượng của con người

Trên thực tế, theo nghĩa rộng, không chỉ con người mới có chiến tranh. Trong tự nhiên, chiến tranh thường nổ ra giữa các loài động vật, cả giữa các loài động vật cùng loại và giữa các loài động vật khác nhau.

Đăng ngày: 01/08/2023
Tuyệt kỹ

Tuyệt kỹ "vòng xoay tử thần", một quật hạ gục rắn khổng lồ của cá sấu mõm ngắn

Mặc dù cùng đều là động vật bò sát, tuy nhiên cá sấu có sức mạnh vượt trội hơn rắn. Do đó không khó để cá sấu có thể hạ gục kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 31/07/2023
Cô chồn sương giúp vệ sinh máy gia tốc hạt

Cô chồn sương giúp vệ sinh máy gia tốc hạt

Các nhà khoa học Mỹ từng phải nhờ tới sự giúp đỡ của một con chồn sương cái nhỏ nhắn để bảo trì máy gia tốc hạt trị giá 250 triệu USD hơn nửa thế kỷ trước.

Đăng ngày: 29/07/2023
Hồi sinh giun tròn đông cứng 46.000 năm ở Siberia

Hồi sinh giun tròn đông cứng 46.000 năm ở Siberia

Một loài giun tròn cổ đại thức giấc sau hàng chục nghìn năm ngủ đông trong hang sóc hóa thạch từ cuối thế Canh Tân.

Đăng ngày: 28/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News