Trăn Miến Điện vỡ bụng vì nuốt chửng cả một con bò
Trăn Miến Điện hoang dã phải trả giá bằng mạng sống khi tìm cách ăn thịt cả con bò nhưng không thể tiêu hóa con mồi.
Xác con trăn do nông dân địa phương phát hiện. (Ảnh: Viral Press).
Con trăn dài 4,6 m bò vào đồng cỏ và tấn công con bò hai năm tuổi đang gặm cỏ ở tỉnh Phitsanulok phía bắc Thái Lan hôm 21/8. Tuy nhiên, nó chết không lâu sau đó do phần bụng bị rách toạc. Trong khi tìm kiếm con bò mất tích suốt 3 ngày, một nông dân ở địa phương bị sốc khi phát hiện xác cả hai con vật.
"Con trăn chắn chắn rất đói khi trống thấy con bò. Nó siết chết bò rồi nuốt chửng toàn bộ. Tuy nhiên, sau khi con bò chết trong bụng trăn, cơ thể nó trương lên khiến dạ dày trăn bị căng ra. Đó quả là một cảnh tượng đáng sợ", Nirun Leewattanakul, cán bộ làng cho biết.
Các nhà chức trách ước tính con trăn khoảng 8 năm tuổi và chết do bục dạ dày. Sau khi kiểm tra xác trăn, họ đốt và chôn nó ở khoảng đất trống. Ngoài con bò, không có động vật nào khác bị trăn tấn công.
Trăn Miến Điện (Python molurus bivittatus) nằm trong số 6 loài rắn lớn nhất thế giới, là loài bản địa ở nhiều vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới tại Đông Nam Á. Chúng rất giỏi bơi lội và trèo cây. Trăn Miến Điện sử dụng hàm răng sắc nhọn cong ngược về sau để ngoạm mồi, sau đó quấn chặt cơ thể và dùng cơ bắp siết chết mục tiêu. Chúng chuyên săn chim và động vật có vú nhỏ. Tuy nhiên, những con trăn lớn thường tấn công con mồi to như lợn, dê, hươu và thậm chí cả cá sấu.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
