Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất

NASA vừa công bố thêm nhiều hình ảnh về "hành tinh bão tố" Sao Mộc và siêu bão Great Red Spot vốn đã hoành hành vài trăm năm ở đó.

Các hình ảnh về Sao Mộc - hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời - luôn thể hiện những đường vân tuyệt đẹp và một điểm màu đỏ nổi bật. Điểm đỏ đó chính là Great Red Spot, cơn bão đã được ghi nhận từ những lần đầu ống kính thiên văn tiếp cận Sao Mộc.

Hòa quyện cùng vô số những cơ bão khác, siêu bão này tạo nên cho Sao Mộc – "hành tinh bão tố" những đường vân tuyệt đẹp bằng mây khi quan sát từ xa.

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Chấm đỏ trên Sao Mộc - siêu bão Great Red Spot - đang dần thu nhỏ kích thước - (ảnh: NASA).

Vừa qua, phi thuyền thám hiểm Juno của NASA vừa tiến rất gần hành tinh này và gửi về nhiều hình ảnh. Qua đó, các nhà khoa học tính toán và phát hiện ra rằng siêu bão đang thu nhỏ lại rất nhanh chóng.

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Siêu bão đang thu nhỏ dần. (Ảnh: NASA).

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Siêu bão này được ghi nhận lần đầu vào năm 1831. (Ảnh: NASA).

Siêu bão Great Red Spot được ghi nhận lần đầu vào năm 1831. Một phép đo đạc nhiều năm sau đó (khoảng cuối thế kỷ 19) cho thấy cơn bão khổng lồ có đường kính 56.000km, đủ để nuốt chửng 4 Trái đất được xếp cạnh nhau. Thế nhưng, vào năm 2017, người ta ước tính đường kính này chỉ còn 16.000km, tức 1,3 lần đường kính Trái đất. Cho đến nay, nó tiếp tục bị thu hẹp.

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Cận cảnh "siêu bão" trong một lần tiếp cận cực kỳ gần của Juno - (ảnh: NASA).

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Siêu bão từng lớn hơn hiện tại nhiều lần - (ảnh: NASA).

Kể từ năm 2014, siêu bão ngày càng hiển thị rõ dưới ống kính với màu đỏ cam. Các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức cho điều này nhưng đoán rằng có thể những chất hóa học trong cơn bão đang bay cao hơn và bị tác động bởi bức xạ tia cực tím nên trông đậm màu hơn.

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Kể từ năm 2014, siêu bão ngày càng hiển thị rõ dưới ống kính với màu đỏ cam. (Ảnh: NASA).

Tiến sĩ Rick Cosentino của NASA, thành viên nhóm nghiên cứu Sao Mộc, cho biết với tốc độ suy yếu này, có thể có nhiều bất ngờ xảy đến trong 5-10 năm nữa. Tuy Great Red Spot nhạt nhòa dần nhưng các nhà khoa học hy vọng nhờ đó mà họ sẽ khám phá thêm được nhiều điều thú vị khi các thiết bị thăm dò không còn bị tác động mạnh bởi siêu bão khi tiến quá gần.

Siêu bão đủ sức nuốt chửng 4 Trái đất
Nhà thám hiểm Sao Mộc - thiết bị không người lái mang tên Juno của NASA - (ảnh: NASA).

NASA cũng tiết lộ trong tháng 4/2018, Juno đã tiếp cận gần sao Mộc lần nữa. Tuy nhiên, các hình ảnh nó ghi nhận lại vẫn chưa được thu thập và công bố

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Vệ tinh giám sát toàn diện môi trường đầu tiên của Trung Quốc

Vệ tinh giám sát toàn diện môi trường đầu tiên của Trung Quốc

Vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 4C từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, vào lúc 2h28 rạng sáng thứ tư theo giờ Bắc Kinh, theo Xinhua.

Đăng ngày: 10/05/2018
Đất Mặt trăng nguy hiểm đối với tế bào các loài động vật có vú

Đất Mặt trăng nguy hiểm đối với tế bào các loài động vật có vú

Các nhà khoa học ở Đại học Y Stony Brook (Mỹ) đã đi đến kết luận rằng những người sinh sống lâu dài trên Mặt trăng sẽ gặp nguy hiểm bởi đất Mặt trăng.

Đăng ngày: 09/05/2018
Sao Mộc và sao Kim làm biến dạng quỹ đạo của Trái Đất

Sao Mộc và sao Kim làm biến dạng quỹ đạo của Trái Đất

Các nhà khoa học vừa xác nhận một giả thuyết đã tồn tại từ lâu, đó là quỹ đạo của Trái Đất bị biến dạng bởi lực hấp dẫn của sao Mộc và sao Kim theo chu kỳ 405.000 năm.

Đăng ngày: 09/05/2018
Thiên hà mới nằm trong dải cầu quái lạ ở đám mây Magellanic

Thiên hà mới nằm trong dải cầu quái lạ ở đám mây Magellanic

Nghiên cứu cho thấy thiên hà Hydrus 1 có hình elip và mờ nhẹ, nằm cách mặt trời khoảng 90.000 năm ánh sáng và cách Đám mây LMC khoảng 78.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 09/05/2018
Sốc khi thấy UFO người ngoài hành tinh hút năng lượng từ tia chớp?

Sốc khi thấy UFO người ngoài hành tinh hút năng lượng từ tia chớp?

Các hình ảnh được tải lên YouTube cho thấy một “UFO hình tam giác” được báo cáo đang đi qua một tia chớp xuất hiện trên bầu trời của nước CH Séc.

Đăng ngày: 08/05/2018
Mặt Trăng lặn nhìn từ ngoài vũ trụ

Mặt Trăng lặn nhìn từ ngoài vũ trụ

Phi hành gia người Nga Oleg Artemyev ghi lại cảnh Mặt Trăng lặn trong quá trình làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 08/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News