Siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam 3700 tuổi tiết lộ bí ẩn người xưa thực sự có "nuôi rồng"

Người Trung Hoa cổ đại yêu thích nhất màu xanh ngọc, đó là ngọc thạch thời cổ đại, khác với sự yêu thích vàng ngọc sau này. Năm 2002, hơn 2.000 mảnh rồng ngọc lam đã được phát hiện tại Nhị Li Đầu, Trung Hoa. Di vật hình con rồng có niên đại hơn 3.700 năm này có thể được gọi là "siêu cấp bảo vật quốc gia".

Có lẽ người xưa đã thực sự nuôi những con được coi là rồng có hình dáng tương tự như những con cá sấu lớn. Tuy rằng sự tồn tại của đời nhà Hạ thật sự có hay không hiện vẫn còn nhiều tranh luận, tuy nhiên văn hóa Nhị Li Đầu trước thời kỳ đời Thương thật sự là có những bước tiến văn minh sơ bộ một cách khá quy mô.

Siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam 3700 tuổi tiết lộ bí ẩn người xưa thực sự có nuôi rồng
Năm 2002, hơn 2.000 mảnh rồng ngọc lam đã được phát hiện tại Nhị Li Đầu, Trung Hoa. (Ảnh minh họa).

Văn hóa thời nhà Thương đã tồn tại khi mà người Trung Quốc từ thời đại đồ đá phát triển lên tầm cỡ có thể chế tạo đồ đồng phức tạp và nắm vững một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh.

Di chỉ Nhị Li Đầu với diện tích khoảng 3 triệu mét vuông, với dân số trong thời kỳ hưng thịnh khoảng 30.000 người. Đây là một địa điểm thành phố cổ có quy mô tương đối lớn thời cổ đại . Tại Hà Nam, Sơn Tây và Hà Bắc, tổng cộng hơn 250 di chỉ thuộc nền văn hóa Nhị Li Đầu đã được phát hiện, điều này cũng phản ảnh một kết cấu tổ chức rất vĩ đại.

Mặc dù cung điện được tìm thấy ở Nhị Li Đầu chỉ là một ngôi nhà nửa hang động, nhưng nó thực sự là một tòa nhà khổng lồ với diện tích cơ sở là 10.000 mét vuông, và khối lượng đất bị đào vào lên tới hơn 20.000 mét khối.

Điều này đòi hỏi một lượng lớn lao động để hoàn thành nền móng của một công trình khổng lồ , hoàn toàn không chỉ một vài bộ lạc đã có thể làm được. Tính trung bình mỗi người mỗi ngày phải đào hơn 100 kg đất, vận chuyển và nén lại, cũng phải mất 200.000 ngày làm việc mới hoàn thành.

Trong thời đại mà năng suất lao động sản xuất cực thấp đó, phải cần tới một lượng lớn nô lệ mới có thể hoàn thành hạng mục công việc như vậy.

Ở Nhị Li Đầu, có một khu xưởng đúc đồng rộng 10.000 mét vuông và hơn 200 đồ đồng đã được tìm thấy, cũng như các xưởng chế tác ngọc lam, xưởng chế tác ngọc bích. Điều này thể hiện cho hệ thống cấp bậc, nghi thức và trật tự cũng chính là những sản vật nhất thiết của nền văn minh cổ đại Trung Quốc.

Nơi đây cũng phát hiện ra vết tích của bánh xe, với khoảng cách bánh xe từ 1 đến 1,2 mét. Đây là dấu vết sớm nhất về việc sử dụng xe hai bánh ở Trung Quốc cho đến nay. Điều này thể hiện sự mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động và sự thống trị trong toàn bộ khu vực.

Phương Tây không tin rằng nhà Hạ tồn tại hay là khởi nguồn duy nhất của nền văn minh, trên thực tế, không có ghi chép nào về thời nhà Thương, và cũng không có chữ viết nào về thời nhà Hạ.

Trên thực tế, giáp cốt văn hiện nay được phát hiện chủ yếu thuộc sau thời nhà Thương, Trung Quốc, là các chữ viết được khắc lại trên mai rùa hoặc xương động vật nhằm ghi chép lại các điềm cát hung. Nội dung nói chung là các câu hỏi về điềm, suy đoán, bói toán hoặc kết quả được mất của các điềm bói toán đó.

Ở đó không thể viết về những thứ của triều đại trước đó, lịch sử thực sự và tài liệu chính thức của triều đại nhà Thương được viết trên các nan tre, nhưng hiện tại thì không thể tìm được, có lẽ đã sớm mục nát trong đất rồi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Choáng với hài cốt người mang bộ não vượn, làm thay đổi lịch sử

Choáng với hài cốt người mang bộ não vượn, làm thay đổi lịch sử

Nghiên cứu gây sốc dựa trên hài cốt 40 cá thể sơ khai của chi Người cho thấy họ rời châu Phi đi chinh phục thế giới khi chưa tiến hóa xong bộ não.

Đăng ngày: 12/04/2021
Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân

Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân

Những đứa trẻ này là ai? Tại sao chúng được chôn ở góc mộ?

Đăng ngày: 12/04/2021
Phát hiện

Phát hiện "đấu trường La Mã cổ xưa" ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đấu trường mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như Đấu trường La Mã ở Rome, nơi tổ chức các trận đấu của đấu sĩ với sức chứa khoảng 20.000 người.

Đăng ngày: 10/04/2021
Giải mã xác ướp giám mục được chôn cùng một bào thai cách đây 350 năm

Giải mã xác ướp giám mục được chôn cùng một bào thai cách đây 350 năm

Năm 2012, các nhà khảo cổ học phát hiện xác một giám mục được chôn cách đây gần 350 năm. Có điều lạ là ở giữa hai chân của xác ướp này có cả một xác bào thai.

Đăng ngày: 10/04/2021
Phát hiện hóa thạch thú tiền sử có hàm răng kỳ quái

Phát hiện hóa thạch thú tiền sử có hàm răng kỳ quái

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú ăn tạp chưa từng được biết tới sống cách đây ít nhất 72 triệu năm.

Đăng ngày: 10/04/2021
Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Một thành phố hơn 3.400 tuổi và bị chôn vùi trong cát đã được phát hiện ở Luxor phía nam Ai Cập – ông Zahi Hawass, người đứng đầu phái bộ khảo cổ ở Ai Cập cho biết.

Đăng ngày: 09/04/2021
Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Giếng cổ Chiến Quốc có thiết kế hình bằng gỗ theo hình chín cạnh rất đặc biệt, thể hiện sự khéo léo và tinh xảo trong kiến trúc xây dựng của người thời đó.

Đăng ngày: 08/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News