Siêu đập Tam Hiệp sắp mất ngôi "vua đập" bởi một "siêu đập mới" lớn gấp 3 lần
Siêu Đập Tam Hiệp có thể sẽ bị soán ngôi vua đập thủy điện nếu con đập Yarlung Zangbao đã được lên kế hoạch được xây dựng với công suất lắp đặt lớn gấp 3 lần.
Theo thời báo Hoàn Cầu, chính phủ Trung Quốc sẽ xây dựng một dự án thủy điện trên sông Yarlung Zangbo, một trong những con sông lớn trên khu vực cao nguyên Tây Tạng chảy xuống khu vực thấp hơn ở Ấn Độ và Bangladesh. Nếu xây xong đây sẽ là một siêu đập có thể cung cấp điện nhiều gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp hiện nay.
Sông Yarlung Zangbo.
Thông tin về siêu dự án này được đưa ra rõ ràng trong các đề xuất xây dựng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-25) và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 được đưa ra vào cuối năm 2020 của chính phủ Trung Quốc.
Theo các khảo sát, dòng chính của sông Yarlung Zangbo nguồn nước phong phú nhất ở Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc. Nó có trữ lượng thủy điện khoảng 80 triệu kilowatt giờ (kWh), trong khi đoạn dài 50km của Yarlung Zangbo Grand Canyon có tới 70 triệu kWh. Khi xây dựng xong, siêu đập Yarlung Zangbo có thể lắp đặt hệ thống điện với tổng công suất lên tới 60.000 MW gấp gần 3 lần con số 22.400 MW của siêu đập Tam Hiệp.
Sông Yarlung Zangbo nằm trên cao nguyên Tây Tạng và chảy qua cả Ấn Độ, Bangladesh.
Theo các chuyên gia Trung Quốc việc khai thác thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo không chỉ là một dự án thủy điện. Nó cũng có ý nghĩa đối với môi trường, an ninh quốc gia, mức sống, năng lượng và hợp tác quốc tế. Nhà máy thủy điện mới này có thể tạo ra thu nhập 20 tỷ Nhân Dân Tệ (3 tỷ USD) hàng năm cho Khu tự trị Tây Tạng.
Đập Tam Hiệp sẽ trở thành con đập lớn thứ hai thế giới nếu siêu đập Yarlung Zangbo xây xong.
Theo các chuyên gia việc khai thác siêu đập Yarlung Zangbo với nhà máy công suất 60.000 MW có thể cung cấp 300 tỷ kWh điện sạch, tái tạo và không carbon hàng năm. Dự án sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu của Trung Quốc là đạt mức phát thải carbon cao nhất trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
Tuy nhiên, dự án siêu đập Yarlung Zangbo không đơn giản như đập Tam Hiệp chỉ chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Dòng sông Yarlung Zangbo trở thành sông Brahmaputra khi chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể làm giảm an ninh nguồn nước của Ấn Độ khi nó sẽ là một quả bom nước lơ lừng trên cao có thể gây ra những trận lũ lụt khổng lồ trong trường hợp xấu xảy ra hoặc lưu trữ nguồn nước gây ra hạn hán ở phía dưới hạ nguồn của Ấn Độ và Bangladesh.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole
Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chung cư Kim Tự Tháp: Kiến trúc bước ra từ phim khoa học viễn tưởng
Chung cư Kim Tự Tháp gần đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng ở Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc bởi kiến trúc vô cùng độc đáo.
