"Siêu" máy ảnh lớn nhất thế giới để săn lùng các ngoại hành tinh

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thiết kế một máy ảnh cao cấp lên tới 10.000 pixel để tìm kiếm các ngoại hành tinh mà các máy phát hiện bán dẫn truyền thống không thể chụp được.

Thông thường các ngoại hành tinh (exoplanet) giống Trái đất nằm khá gần ngôi sao chủ và việc chụp ảnh chúng là điều cực kỳ khó khăn vì ngôi sao chủ thường sáng hơn các hành tinh này gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, điều này sẽ không còn là trở ngại trong cuộc săn tìm các ngoại hành tinh. Mới đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thiết kế một máy ảnh cao cấp lên tới 10.000 pixel có thể chụp ảnh các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời rõ nét hơn.

Siêu máy ảnh lớn nhất thế giới để săn lùng các ngoại hành tinh
DARKNESS là một máy ảnh quang phổ sử dụng các cảm biến tự cảm vi sóng.

Được xem là chiếc máy ảnh lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới, DARKNESS có nhiệm vụ lọc ánh sáng mờ của các ngôi sao, giúp những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời "lộ diện" một cách chi tiết.

DARKNESS là một máy ảnh quang phổ sử dụng các cảm biến tự cảm vi sóng. Điều này cho phép nó xác định bước sóng và thời gian tới của từng photon đơn lẻ, có nghĩa các hành tinh có thể được lọc ra từ một nền nhiễu một cách rõ ràng hơn.

Cùng với đó, thiết bị có thể xử lý tình trạng "méo" ảnh khi ánh sáng đi xuyên qua khí quyển Trái đất, cho hình ảnh có độ tương phản cao hơn.

“Công nghệ này sẽ giúp giảm sàn tương phản để phát hiện ra các hành tinh tối hơn”, ông Dimitri Mawet - thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. “Việc tiếp cận giới hạn nhiễu ánh sáng sẽ cho ra tỉ lệ tương phản gần 10-8 để nhìn thấy được các hành tinh mờ hơn các ngôi sao đến 100 triệu lần. Darkness sẽ là công nghệ tiên phong cho thế hệ kính viễn vọng kế tiếp”.

Mục đích của toàn bộ tiến trình này là làm sạch bầu khí quyển bị xáo trộn, một hiện tượng phổ biến mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy vào những đêm trời sáng rõ. Việc dọn dẹp các đốm sáng lấp lánh của DARKNESS sẽ giúp các nhà khoa học thấy được sự tương phản mạnh mẽ hơn giữa một hành tinh và ngôi sao của nó.

Siêu máy ảnh lớn nhất thế giới để săn lùng các ngoại hành tinh
Ngoại hành tinh Kepler-186f. (Ảnh: NASA Ames/JPL-Caltech/T. Pyle).

DARKNESS được thiết kế cho kính viễn vọng Hale có đường kính gương phản xạ lớn đến 5,1 m ở đài quan sát Palomar gần San Diego (Mỹ). DARKNESS đã được nhóm nghiên cứu thử nghiệm 4 lần tại Palomar, và sẽ tiếp tục được thử nghiệm trong tháng 5 tới cho dự án thiết kế DARKNESS với quy mô lớn hơn.

"DARKNESS là một bước tiến quan trọng trong mục tiêu dài hạn của chúng tôi. Đây là tiền đề để chế tạo máy ảnh cho kính thiên văn Thirty Meter có thể được đặt tại Mauna Kea (Hawai) hay La Palma, Mục đích là để chụp ảnh các hành tinh xung quanh của những ngôi sao có khối lượng nhẹ và tìm kiếm sự sống ở đó", trưởng nhóm nghiên cứu Ben Mazin cho biết thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Nơi lý tưởng, cách ngắm mưa sao băng Lyrids ở Việt Nam tối mai

Nơi lý tưởng, cách ngắm mưa sao băng Lyrids ở Việt Nam tối mai

Những người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ được ngắm trọn vẹn mưa sao băng Lyrids (hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) vào ngày 22 và 23/4 này.

Đăng ngày: 21/04/2018
Công ty Blue Origin có thể sẽ cho du khách thám hiểm không gian trong năm nay

Công ty Blue Origin có thể sẽ cho du khách thám hiểm không gian trong năm nay

Công ty hàng không vũ trụ của Jeff Bezos cho biết có khả năng là du khách có thể sẽ đi du hành được vào không gian với Blue Origin vào năm 2018.

Đăng ngày: 21/04/2018
Một nhà vật lý đề xuất hệ thống đo lường thống nhất trong không gian

Một nhà vật lý đề xuất hệ thống đo lường thống nhất trong không gian

Một nhà vật lý đã đưa ra đề xuất khắc phục tình trạng thiếu nhất quán hợp lý trong hệ thống đo lường của lĩnh vực khoa học thiên văn và vật lý thiên văn.

Đăng ngày: 20/04/2018
Thí nghiệm lạ trên không gian

Thí nghiệm lạ trên không gian

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên gửi tinh trùng lên Trạm Không gian quốc tế (ISS) để nghiên cứu xem liệu con người có thể thụ thai được trong môi trường không trọng lực hay không.

Đăng ngày: 20/04/2018
NASA phóng vệ tinh săn tìm hành tinh TESS

NASA phóng vệ tinh săn tìm hành tinh TESS

Vụ phóng được thực hiện bằng tên lửa đẩy SpaceX Falcon 9 từ mũi Canaveral, bang Florida vào lúc 18 giờ 51 theo giờ địa phương (5 giờ 51 ngày 19/4 theo giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 19/04/2018
Phát hiện kim cương từ hành tinh cổ xưa trong thiên thạch

Phát hiện kim cương từ hành tinh cổ xưa trong thiên thạch

Các nhà khoa học Thụy Sĩ, Pháp và Đức, nghiên cứu số kim cương trong mảnh vỡ thiên thạch Almahata Sitta đâm xuống sa mạc Nubian, Sudan, tháng 10/2008.

Đăng ngày: 19/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News