“Siêu năng lực” giúp cá hề có thể nhìn thấy tia UV

Cá hề hay còn được gọi là cá hải quỳ (tiếng Anh: Amphiprioninae hay Clownfish) vừa được khám phá một khả năng kì lạ đó là có thể nhìn thấy tia UV hay tia cực tím.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Queensland (UQ) và Maryland đã phân tích gene của loài cá này, protein mà chúng mã hóa và giải phẫu vật lý để tìm ra những gì chúng có thể nhìn thấy.

“Siêu năng lực” giúp cá hề có thể nhìn thấy tia UV
Cá hề có khả năng đặc biệt đó là nhìn thấy tia cực tím.

"Trong một phần của mắt cá hề nhìn về phía trước, các tế bào cảm quang phát hiện sự kết hợp giữa ánh sáng tím và tia cực tím.

Chúng dường như rất giỏi trong việc phân biệt màu sắc và rất giỏi nhìn thấy tia cực tím và có vẻ như chúng sử dụng nó rất nhiều", tiến sĩ Fanny de Busserolles, thuộc Viện não UQ, Queensland (QBI), cho biết.

Nhóm nghiên cứu nghĩ rằng khả năng này có hai tác dụng với cá hề. Một là để phát hiện bạn bè. Hai là tìm kiếm thức ăn. Các sọc trắng đặc trưng của cá hề phản chiếu ánh sáng tia cực tím, khiến chúng nổi bật với những loài cá có thể nhìn thấy tia UV.

"UV về cơ bản là một kênh bí mật mà chỉ những con cá nhỏ này có thể sử dụng để nói chuyện với nhau", nhà khoa học QBI, tiến sĩ Fabio Cortesi nói.

Nhóm nghiên cứu lưu ý trong báo cáo của họ rằng cá hải quỳ biết cách bảo vệ lãnh thổ, và sẵn sàng tấn công đối với những kẻ xâm nhập vào ngôi nhà của chúng. Khả năng nhìn thấy ánh sáng tia cực tím có thể giúp chúng đánh giá những kẻ xâm nhập tiềm năng.

Ngoài việc nhận ra nhau, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng thị giác đặc biệt của cá hề giúp chúng xác định các động vật phù du mà chúng ăn. Những sinh vật nhỏ bé này không thích hấp thụ tia UV.

Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu được cho sẽ rất hữu ích bởi trong tương lai chúng sẽ cho chúng ta biết liệu các loài khác trong nhóm này có hệ thống thị giác tương tự hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Nga tìm được cách bảo vệ khỏi vũ khí sinh học

Các nhà khoa học Nga tìm được cách bảo vệ khỏi vũ khí sinh học

Để bảo vệ các chuyên gia phải làm việc trong vùng sử dụng vũ khí sinh học có thể tạo ra một hệ miễn dịch nhân tạo bằng cách đưa vào cơ thể các tế bào lympho biến đổi gen.

Đăng ngày: 14/11/2019
5 cách bảo vệ da chống ô nhiễm

5 cách bảo vệ da chống ô nhiễm

Tiếp xúc không khí ô nhiễm lâu dài gây viêm da, mụn trứng cá, ung thư da, do đó nên có biện pháp chống nắng, chăm sóc da.

Đăng ngày: 14/11/2019
Động kinh và cách xử trí

Động kinh và cách xử trí

Người bị chứng động kinh khi có ít nhất từ hai cơn động kinh trở lên, nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.

Đăng ngày: 14/11/2019

"Thần dược" trong trái bơ đẩy lùi căn bệnh tưởng không thể chữa khỏi

Các nhà khoa học Canada vừa xác định được một hợp chất thần kỳ trong trái bơ có thể giúp đảo ngược hiện tượng kháng insulin ở người tiểu đường type 2.

Đăng ngày: 14/11/2019
Phát hiện sớm rối loạn gene ở trẻ sơ sinh nhờ trí tuệ nhân tạo

Phát hiện sớm rối loạn gene ở trẻ sơ sinh nhờ trí tuệ nhân tạo

Các học giả Trung Quốc đã phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp sàng lọc trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn về gien bằng cách quét khuôn mặt.

Đăng ngày: 13/11/2019
Có nên sử dụng đồ dùng nhà bếp bằng nhựa để nấu ăn?

Có nên sử dụng đồ dùng nhà bếp bằng nhựa để nấu ăn?

Các đồ dùng nhà bếp như muỗng, vá, sạn bằng nhựa nhìn bắt mắt và dễ xài, tuy nhiên các bà nội trợ nên cân nhắc khi dùng chúng để nấu nướng.

Đăng ngày: 12/11/2019
Tìm thuốc giải nọc độc rắn nhờ công nghệ phát hiện kháng thể HIV

Tìm thuốc giải nọc độc rắn nhờ công nghệ phát hiện kháng thể HIV

Nghiên cứu này đang được kỳ vọng có thể giúp thay đổi hoàn toàn cách thức xử lý các trường hợp bị rắn cắn trên toàn cầu

Đăng ngày: 12/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News