Siêu tinh vân hành tinh
Một nhóm các nhà khoa học tại Úc và Hoa Kỳ, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Miroslav Filipović từ Đại học Western Sydney, đã phát hiện một phân loại vật thể mới được gọi là “Siêu tinh vân hành tinh”. Họ báo cáo nghiên cứu của mình trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Tinh vân hành tinh là những lớp khí và bụi do các sao giải phóng gần cuối cuộc đời và thường được quan sát thấy quanh những ngôi sao tương đương hoặc nhỏ hơn Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát Magellanic Clouds, hai thiên hà hàng xóm của Milky Way, bằng kính viễn vọng radio của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Commonwealth (CSIRO), Cơ sở kính viễn vọng quốc gia Úc. Họ nhận thấy 15 vật thể radio trong Magellanic Clouds giống với tinh vân hành tinh do các kính viễn vọng quang học quan sát được.
Phân loại vật thể mới này là những nguồn sóng radio mạnh một cách bất thường. Trong khi tinh vân hành tinh thông thường được tìm thấy quanh những ngôi sao nhỏ có kích thước tương đương Mặt Trời, thì nhóm tinh vân hành tinh này là chính là lớp vỏ bao bọc quanh những ngôi sao có khối lượng lớn hơn.
![]() |
Một bức ảnh quang học từ Kính viện vọng Curtis Schmidt 0,6m thuộc Đại học Michigan/CTIO của tinh vân hành tinh radio sáng nhất trong Small Magellanic Cloud, JD 04. (Ảnh: Nhóm khảo sát Magellanic Cloud) |
Nhóm của Filipović tranh luận rằng việc nhận biết những vật thể mới này có thể giúp giải quyết “vấn đề thiếu khối lượng” – sự vắng mặt của tinh vân hành tinh quanh những ngôi sao trung tâm, lớn gấp 1 đến 8 lần khối lượng Mặt Trời. Cho đến ngày nay, hầu hết những tinh vân hành tinh được biết đến có sao trung tâm và tinh vân xung quanh có khối lượng lần lượt là 0,6 và 0,3 lần khối lượng Mặt Trời, nhưng chưa hề có tinh vân nào được phát hiện quanh một ngôi sao lớn.
Siêu tinh vân hành tinh mới đi kèm với những ngôi sao lớn hơn, khoảng 8 lần khối lượng Mặt Trời. Và vật liệu tinh vân quanh mỗi ngôi sao có khối lượng gấp 2,6 lần Mặt Trời.
Filipović cho biết: “Đây là một điều hoàn toàn bất ngờ với chúng tôi, vì không ai mong đợi sẽ phát hiện được những vật thể này ở bước sóng radio và với thế hệ kính viễn vọng radio ngày nay. Chúng tôi đã giữ kín những phát hiện này trong 3 năm cho đến khi chúng tôi chắc chắn 100% rằng chúng chính là tinh vân hành tinh”.
Một số trong 15 tinh vân hành tinh mới được phát hiện trong Magellanic Clouds sáng gấp 3 lần so với bất cứ người bà con nào trong Milky Way. Nhưng để quan sát chúng một cách chi tiết hơn, các nhà thiên văn học cần đến sức mạnh của thế hệ kính viễn vọng radio tiếp theo.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
