"Siêu Trái đất" giúp nghiên cứu khí quyển ngoài hành tinh
Ngoại hành tinh mới phát hiện tên Gliese 486 quay quanh ngôi sao lùn đỏ mờ cách 26 năm ánh sáng, lớn gấp 1,3 lần và nặng hơn 2,8 lần so với Trái đất.
Gliese 486 b chỉ mất 1,47 ngày để quay quanh ngôi sao chủ. Do đó, đây là hành tinh gần thứ ba đi qua phía trước sao chủ và hành tinh gần nhất quay quanh sao lùn đỏ với khối lượng đo được. Ngôi sao Gliese 486 có khối lượng bằng khoảng 30% Mặt Trời). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xác định Gliese 486 b nhiều khả năng có nhiệt độ bề mặt khoảng 430 độ C, đủ mát để khí quyển tồn tại, nhưng cũng nóng đủ để nghiên cứu khí quyển của nó từ xa.
Mô phỏng ngoại hành tinh Gliese 486 b và ngôi sao chủ. (Ảnh: RenderArea).
Sự kết hợp của các đặc điểm trên biến Gliese 486 b thành mục tiêu lý tưởng để nghiên cứu khí quyển của ngoại hành tinh đá, theo trưởng nhóm nghiên cứu Trifon Trifonov ở Viện Thiên văn học Max Planck tại Heidelberg, Đức. Trifonov và cộng sự phát hiện Gliese 486 b bằng thiết bị quang phổ kế CARMENES lắp trên kính viễn vọng đường kính 3,5 m ở Đài quan sát Calar Alto tại Tây Ban Nha. CARMENES tìm kiếm các hành tinh thông qua phương pháp vận tốc xuyên tâm, chú ý tới dao động nhẹ trong chuyển động của ngôi sao gây ra bởi lực hấp dẫn của hành tinh xoay quanh. Thiết bị này phát hiện dao động như vậy ở ngôi sao Gliese 486.
Sau đó, nhóm chuyên gia nghiên cứu Gliese 486 với Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA. TESS quan sát được hiện tượng giảm sáng ở Gliese 486, giúp xác nhận sự tồn tại của một ngoại hành tinh trong hệ thống. Trifonov và cộng sự tìm hiểu đặc điểm của Gliese 486 b thông qua dữ liệu của TESS và CARMENES, cũng như thông tin từ quang phổ kế khác gọi là MAROON-X trên kính viễn vọng Gemini North ở Hawaii.
Ví dụ, họ xác định khối lượng ngoại hành tinh từ dữ liệu vận tốc xuyên tâm và kích thước từ quan sát chuyển tiếp. Hai con số đó lần lượt hé lộ mật độ của Gliese 486 b vào khoảng 7 g/cm3, tương đương Trái đất (5,5 g/cm3). Do đó, ngoại hành tinh này nhiều khả năng cấu tạo từ sắt - silicate như Trái đất, theo kết quả nghiên cứu công bố hôm 4/3 trên tạp chí Science.
Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt gần với sao Kim khiến Gliese 486 b không thể trở thành ứng viên lý tưởng để sự sống tồn tại. Trifonov dự đoán đây là một thế giới nóng và khô, rải rác nhiều núi lửa và sông dung nham. Do quỹ đạo nhỏ, Gliese 486 b chịu ảnh hưởng khóa thủy triều với một mặt luôn quay về phía ngôi sao mẹ. Nhưng khoảng cách gần với Trái đất và nhiều đặc điểm khác cũng biến nó thành phòng thí nghiệm tuyệt vời để tìm hiểu về khí quyển ngoại hành tinh.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì
