"Siêu trăng" sắp xuất hiện
Hiện tượng trăng tròn cuối tuần này sẽ xảy ra khi mặt trăng tới gần địa cầu nhất trong năm.
Mặt trăng sẽ hiện ra với hình dạng tròn vào lúc 19h35 tối 5/5 theo giờ GMT (2h35 sáng 6/5 theo giờ Việt Nam). Do trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tới cận điểm - điểm gần trái đất trên quỹ đạo - nên người quan sát trên địa cầu sẽ thấy trăng to hơn mức bình thường.
Khi siêu trăng xuất hiện gần đường chân trời, hiện
tượng ảo giác sẽ khiến nó lớn hơn kích thước thật.
Khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất trong siêu trăng hôm 6/5 sẽ là 356.955km - ngắn nhất trong những lần mặt trăng tới cận điểm trong năm 2012. Vì thế đây sẽ là siêu trăng lớn nhất trong năm, Space cho biết.
Nhà khí tượng Joe Rao, một trong những cây bút của trang Space cho biết, do quỹ đạo của mặt trăng có hình dạng gần tròn nên khoảng cách giữa nó với địa cầu tại cận điểm không phải là một con số cố định, mà luôn dao động với tỷ lệ 3%.
Độ sáng của mặt trăng trong siêu trăng hôm 6/5 sẽ lớn hơn khoảng 16% so với mức trung bình. Giới khoa học khẳng định siêu trăng không phải là hiện tượng đáng lo ngại và không thể gây nên động đất hay thủy triều mạnh.
“Tuy nhiên, thủy triều trên địa cầu sẽ dâng rất cao hoặc rất thấp trong mỗi siêu trăng. Khi siêu trăng diễn ra ở cận điểm vào hôm 6/5, lực hút từ mặt trăng sẽ khiến sức mạnh của thủy triều tăng đáng kể”, Rao nói.
Các nhà thiên văn khuyên người dân quan sát siêu trăng ngay sau khi nó mọc hoặc ngay trước khi nó lặn, bởi đó là thời khoảng thời gian nó nằm sát đường chân trời. Khi mặt trăng di chuyển sát đường chân trời, hiện tượng ảo giác sẽ khiến người quan sát cảm thấy nó lớn hơn so với kích thước thật.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
