Sinh non làm thay đổi kết nối bộ não của trẻ
Một nghiên cứu mới phát hiện, sinh non làm thay đổi cách kết nối bộ não của trẻ và điều này có thể giúp lí giải cho sự xuất hiện của chứng tự kỷ.
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh cao
Các nhà khoa học thuộc trường King's College London tuyên bố, phát hiện trên của họ sẽ giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn về lí do tại sao sinh non lại liên quan đến nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển thần kinh, chẳng hạn như tự kỷ và rối loạn suy giảm tập trung, chú ý lớn hơn.
Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí PNAS, các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ để xem xét những kết nối nhất định trong bộ não của 66 đứa trẻ. 47 bé trong số đó chào đời trước tuần thứ 33 của thai kỳ và do đó đối mặt với nguy cơ cao bị sút kém về thần kinh. 19 bé còn lại được sinh ra đủ ngày, đủ tháng.
Các kết nối não được kiểm tra nằm giữa vùng đồi não và vỏ não. Đây là những kết nối phát triển nhanh chóng trong giai đoạn một trẻ sinh non được chăm sóc trong khoa sơ sinh của bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng, tức là trong giới hạn từ tuần thai thứ 37 tới 42, có cấu trúc kết nối não rất giống ở người trưởng thành. Nó củng cố thêm các bằng chứng hiện có khẳng định, mạng lưới kết nối của bộ não người đã hoàn chỉnh lúc chào đời.
Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh đẻ non trước tuần thai thứ 33 được phát hiện có ít kết nối hơn giữa vùng gò đồi và các khu vực nhất định thuộc vùng vỏ não chuyên hỗ trợ các chức năng nhận thức cao hơn. Tuy nhiên, chúng có kết nối lớn hơn giữa vùng gò đồi với một khu vực thuộc vỏ não thị giác tiên khởi, liên quan đến việc xử lý các tín hiệu từ mặt, môi, hàm lưỡi và cổ họng.
Đứa trẻ chào đời càng thiếu tháng, sự khác biệt trong kiểu kết nối não của chúng so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng càng lớn.
Các chuyên gia nhận định, các kết nối mạnh mẽ hơn liên quan đến mặt và môi ở trẻ sinh non có thể phản ánh việc chúng tiếp xúc sớm với việc bú sữa mẹ và bú sữa bình. Trong khi đó, việc suy giảm kết nối ở các vùng não khác có thể liên quan đến sự xuất hiện nhiều hơn của các khó khăn về sau trong thời thơ ấu của trẻ.
Tiến sĩ Hilary Toulmin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết, bước tiếp theo, bà và các cộng sự sẽ tìm hiểu xem liệu khám phá mới liên quan đến việc học hỏi, sự tập trung, chú ý và các khó khăn xã hội khác mà nhiều trẻ sinh non phải đối mặt khi chúng lớn lên như thế nào.
Giáo sư David Edwards, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh thêm: "Cách đây vài năm, khoa học hiện đại từng chưa thể mô tả sinh động các kết nối trong bộ não người. Tuy nhiên, chúng ta hiện đã có thể quan sát sự phát triển não bộ ở trẻ khi chúng lớn lên và điều này nhiều khả năng sẽ tạo ra các lợi ích đáng kể cho y học".

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
