Sinh vật 18 triệu năm không biết sex là gì và đến giờ khoa học mới hiểu tại sao

Tưởng sex là quan trọng ư? Đúng quá đi chứ, nhưng có loài vật đã trải qua 18 triệu năm mà chưa một lần được này nọ cùng ai...

Diploscapter pachys là tên của một loài giun tròn đã có mặt trên Trái đất từ 18 triệu năm trước. Nhưng con số 18 triệu không phải điều đặc biệt ở loài giun này, vì nhiều loài vật có tuổi đời còn lâu hơn thế.

Vấn đề là trong quãng thời gian khổng lồ ấy, giun D. pachys chưa từng quan tâm đến "sex" đúng nghĩa - hay theo ngôn ngữ khoa học là hình thức sinh sản hữu tính. Trên thực tế, rất hiếm sinh vật có thể tồn tại chỉ bằng hình thức sinh sản vô tính, do sự thiếu đa dạng của ADN. Nếu như một quần thể có gene tương tự nhau, chỉ cần một dịch bệnh xuất hiện là đủ để quét sạch cả giống nòi.

Sinh vật 18 triệu năm không biết sex là gì và đến giờ khoa học mới hiểu tại sao
Chân dung sinh vật không cần sex trong 18 triệu năm.

Thế nhưng giun D. pachys đã làm được điều đó, những 18 triệu năm lận. Và lý do đã được các chuyên gia từ ĐH New York (Mỹ) tìm ra trong một nghiên cứu mới đây.

"Đây là hiện tượng rất quan trọng để hiểu được quá trình tiến hóa về mặt di truyền, vì nó đối nghịch hẳn với quan niệm thường thấy về sinh sản, rằng sinh sản phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường" - trích lời tiến sĩ David Fitch từ ĐH New York.

Về cơ bản, D. pachys là sinh vật chỉ sinh sản vô tính, và chúng tự nhân bản ra các đời sau. Tưởng như đây là một hình thức "chơi tất tay" của chúng, nhưng các thử nghiệm lại cho ra kết quả khác. Trong khi con giun nguyên gốc chỉ có một cặp NST, giun thế hệ sau có đến 5 - 7 cặp khác nhau. Và bí mật ở đây nằm ở cách chúng xây dựng bộ NST của mình.

Các cặp NST thay vì mất đi theo thời gian, lại được giun tổng hợp lại thành một chuỗi duy nhất.

Kết quả, canh bạc "tất tay" của chúng hóa ra lại rất chắc chắn, khi tạo ra được một quần thể gene thực sự đa dạng, sau đó đảm bảo cho chuỗi gene ấy không hề bị xáo trộn. Chúng loại bỏ các gene sinh sản hữu tính, đơn giản vì chúng chẳng cần đến điều đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh sát Đức bắn chết bò quý hiếm 250 năm thấy 1 lần

Cảnh sát Đức bắn chết bò quý hiếm 250 năm thấy 1 lần

Cảnh sát Đức cho biết một người đàn ông đã nhìn thấy bò rừng xuất hiện gần sông Oder, thị trấn Lebus, vào ngày 13 tháng 9.

Đăng ngày: 22/09/2017
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Có nhiều yếu tố để gán cái mác

Đăng ngày: 22/09/2017
Cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới?

Cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới?

Những thông tin do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) mới khẳng định khiến bất kỳ người tiêu dùng nào cũng phải cân nhắc khi muốn tiêu thụ sản phẩm này.

Đăng ngày: 21/09/2017
Nguy cơ các loài sinh vật lớn và nhỏ nhất tuyệt chủng

Nguy cơ các loài sinh vật lớn và nhỏ nhất tuyệt chủng

Các loài sinh vật có kích thước lớn và nhỏ nhất đều có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất và việc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái của Trái Đất.

Đăng ngày: 21/09/2017
Giải cứu rắn hổ mang bị rắn giun mù chui vào mũi

Giải cứu rắn hổ mang bị rắn giun mù chui vào mũi

Một nhân viên cứu hộ phát hiện chú rắn giun mù tí hon mắc kẹt trong mũi rắn hổ mang ở Belagavi, Ấn Độ.

Đăng ngày: 21/09/2017
Đuôi dài gần nửa mét, mèo Cygnus ghi tên vào kỷ lục Guinness

Đuôi dài gần nửa mét, mèo Cygnus ghi tên vào kỷ lục Guinness

Theo tờ Oddicentral, mèo Cygnus có chiều dài từ mông tới hết đuôi là 44,66cm vào lần đo hồi tháng 6/2016.

Đăng ngày: 21/09/2017
Phát hiện loài ếch cây mới tại Sa Pa

Phát hiện loài ếch cây mới tại Sa Pa

Đặc điểm nhận dạng của nhái cây chân mảnh Sa Pa - Gracixalus sapaensis - là con đực trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình 30mm, lớn nhất 36,9mm và nhỏ nhất 20,8mm.

Đăng ngày: 20/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News