Sinh vật kỳ dị không có cả mồm lẫn... hậu môn, vậy mà tồn tại được hơn 500 triệu năm

Cơ chế nào giúp con giun này sống sót được như vậy? Đó là điều đã làm các nhà khoa học phải ngạc nhiên.

Dưới nền cát tại các vùng biển ôn đới có tồn tại một loài sinh vật kỳ lạ. Tên khoa học của chúng là Paracetenula, thuộc họ giun dẹp nên có thân hình dài và mảnh.

Điều khiến sinh vật này nhận được sự chú ý đó là nó không có mồm, cũng không có hậu môn, thậm chí chẳng có "bộ lòng" (ruột) cho tử tế. Kỳ lạ hơn nữa là với một thân hình thiếu trước hút sau như vậy, nó vẫn sống cực kỳ tốt, khi có mặt trên Trái đất này từ hơn 500 triệu năm trước.

Bằng cách nào loài giun này sinh tồn được như vậy đã là câu hỏi khiến giới chuyên gia phải đau đầu. Dù vậy thì mới đây khoa học đã có đáp án sau một nghiên cứu chuyên sâu về sinh vật này.

Câu trả lời nằm ở Riegeria - loài vi khuẩn sống cộng sinh cùng loài giun này. Chúng chính là chìa khoá giúp giun Paracetenula ăn uống trong hàng trăm triệu năm qua mà chẳng cần đến miệng hay ruột.

Theo Har­ald Gruber-Vodicka - chuyên gia vi sinh học tại Viện Max Planck (Đức) thì trải qua hàng triệu năm, khuẩn Riegeria đã "gói" bộ gene của chúng lại, chỉ giữ những chức năng thiết yếu. Chúng sống trong bộ phận gọi là "thể nuôi" (trophosome) chiếm phần lớn diện tích cơ thể giun.

Sinh vật kỳ dị không có cả mồm lẫn... hậu môn, vậy mà tồn tại được hơn 500 triệu năm
Hãy để ý kỹ: con giun này chỉ là một đoạn có màu trong suốt, còn phần màu trắng chính là thể nuôi.

Khuẩn Riegeria thuộc loại "hóa hợp", tức là chúng cần đến các phản ứng hóa học để tổng hợp năng lượng. Cụ thể trong trường hợp này, chúng sử dụng phản ứng giữa CO2 và H2S để tạo ra các hợp chất hữu cơ, và đồng thời giúp con giun hấp thu chất dinh dưỡng ngay từ bên trong.

"ăn nhờ ở đậu" nhưng loài khuẩn này làm ăn cũng rất tử tế. Khối dinh dưỡng chúng tạo ra có cả chất béo, chất đạm, đường, acid béo và vitamin.

"Chúng tôi chưa thấy mối quan hệ cộng sinh nào như vậy. Tức là dù bộ gene có bị tiêu biến, nhưng chỉ một loài vi khuẩn đơn thuần cũng đủ tạo ra một lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho vật chủ" - Gruber-Vodicka cho biết. 

Thực chất thì mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và vật chủ trong tự nhiên có liên quan đến hóa hợp là không có gì mới. Tuy nhiên, cách loài khuẩn này hoạt động lại khiến các nhà khoa học cảm thấy ngưỡng mộ, bởi lẽ ở đa số các mối quan hệ cộng sinh hóa hợp thông thường, vật chủ thường tiêu hóa luôn vi khuẩn để hấp thu chất dinh dưỡng của chúng. 

Còn với cặp đôi Paracatenula và Riegeria, vi khuẩn tạo ra dinh dưỡng ngay trong cơ thể vật chủ. Và theo phân tích từ kính hiển vi điện tử, loài khuẩn này đã tạo ra những giọt dinh dưỡng siêu nhỏ để con giun có thể hấp thụ. 

"Giống kiểu một vườn trái cây vậy. Vi khuẩn liên tục kết quả cho con giun ăn. Ở các mối quan hệ cộng sinh khác, vi khuẩn thường bị loại bỏ hoàn toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ."

Gruber-Vodicka cho biết đây giống như một hệ thống hoàn hảo. Tất cả cá nhân đều có thứ mình cần, không để lại gì phía sau. 

"Con giun không có bộ phận bài tiết, mà nó cũng không cần phải bài tiết. Dường như mọi chất dinh dưỡng khuẩn tạo ra đều được tận dụng triệt để".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành viên còn lại của cặp cá vàng

Thành viên còn lại của cặp cá vàng "thọ nhất Anh Quốc" vừa mất, thọ 44 tuổi

Kể từ khi được rinh về như một giải thưởng tại lễ hội năm 1974, cặp cá vàng "George" và 'Fred" đã sống cả một cuộc đời an yên dài hơn 4 thập kỉ, thậm chí còn được mang danh hiệu "cá vàng già nhất nước Anh".

Đăng ngày: 17/04/2019
Rùa mai mềm chết ở Trung Quốc, thế giới chỉ còn 3 con cùng loài cụ rùa hồ Gươm

Rùa mai mềm chết ở Trung Quốc, thế giới chỉ còn 3 con cùng loài cụ rùa hồ Gươm

Một trong những cá thể rùa mai mềm Dương Tử cuối cùng trên thế giới đã tử vong sau kế hoạch thụ tinh nhân tạo bất thành do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện.

Đăng ngày: 16/04/2019
Động vật có nọc độc gây chết người nhanh nhất thế giới

Động vật có nọc độc gây chết người nhanh nhất thế giới

Chắc các bạn đều biết Xyanua là một chất cực độc, chỉ một lượng nhỏ chất này cũng đủ khiến bạn chu du miền cực lạc.

Đăng ngày: 14/04/2019
Khám phá ít ai ngờ về cá dứa đặc sản Vũng Tàu

Khám phá ít ai ngờ về cá dứa đặc sản Vũng Tàu

Cá dứa là loài cá nhiệt đới có thể sống trong môi trường nước lợ và nước ngọt

Đăng ngày: 14/04/2019
Trên bờ sư tử đuổi, xuống nước cá sấu săn, trâu hành động tạo diễn biến nghẹt thở

Trên bờ sư tử đuổi, xuống nước cá sấu săn, trâu hành động tạo diễn biến nghẹt thở

Video ghi lại những giây phút một con trâu bị đàn sư tử rượt đuổi trên bờ, xuống nước lại bị cá sấu táp, quay lên bờ tiếp tục bị đàn sư tử vây khốn.

Đăng ngày: 14/04/2019
Làn sóng gây tranh cãi khi tạo ra những con khỉ mang gene não người tại Trung Quốc

Làn sóng gây tranh cãi khi tạo ra những con khỉ mang gene não người tại Trung Quốc

Trong một cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu kiến thức về sự tiến hóa độc đáo của trí thông minh con người. Các nhà khoa học Trung Quốc đã cấy thành công gen não người vào khỉ.

Đăng ngày: 13/04/2019
Rùa hiếm trở lại

Rùa hiếm trở lại "chốn xưa" đẻ trứng, nơi đây đã thành một đường băng

Một chú rùa hiếm trở lại chốn xưa trên đất liền ở Maldives để đẻ trứng nhưng chẳng may nơi này đã biến thành một đường băng sân bay trị giá 60 triệu USD.

Đăng ngày: 12/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News