Sinh vật nhỏ bé giao phối khiến cả làng mất mạng Internet

Một người dân trong làng đã gọi vụ việc là "thảm họa".


Sinh vật bé nhỏ gây hỗn loạn cho một ngôi làng ở miền tây nước Đức. (Ảnh: Pitopia).

Tờ Bild (Đức) ngày 19/6 đưa tin, những con kiến đã gây hỗn loạn tại làng Altweinholzchen, gần thị trấn Waldenburg, miền tây nước Đức, sau khi chúng giao phối và sinh sôi khiến hệ thống mạng Internet bị gián đoạn.

Một hộp nối đầu cáp viễn thông và mạng Internet cho ngôi làng bị hư hại do kiến làm tổ.

Việc không có mạng Internet khiến nhiều cư dân trong làng tức giận vì suốt cả tuần họ không thể gọi điện thoại hay làm việc trực tuyến. 

Manfred Wörl, một người dân 66 tuổi trong làng, nói với truyền thông địa phương: "Đây là một thảm họa! Toàn bộ ngôi làng bị mất mạng Internet và không thể sử dụng dịch vụ điện thoại".


Một hộp nối đầu cáp ở làng Altweinholzchen bị hư hại do kiến làm tổ. (Ảnh: Deutsche Telekom)

Matthias Nuss, chuyên gia côn trùng, giải thích rằng thời kỳ giao phối của loài kiến thường vào mùa xuân. Sau khi giao phối, chúng sẽ tìm tổ mới. 

Vì kiến ưa thích sống ở nơi hẹp, tối, nên các hộp nối đầu cáp của nhà cung cấp viễn thông địa phương là nơi ở lý tưởng của loài này. 

"Những con non sẽ ở trong hộp nối đầu cáp vì chúng xem đó là hang động", Matthias nói trên truyền thông địa phương. 

Trong khi sinh sống ở hộp nối đầu cáp, đàn kiến tiết ra chất chứa 2mg axit formic - có khả năng ăn mòn kim loại và dây cáp. Chất này giúp kiến an toàn trước những kẻ thù tự nhiên. 

Theo truyền thông địa phương, chỉ riêng trong năm nay, Telekom - công ty chịu trách nhiệm về các hộp nối đầu cáp ở khu vực có làng Altweinholzchen, cho biết đã ghi nhận 5 sự cố về kết nối mạng Internet và viễn thông liên quan đến loài kiến. Georg von Wagner, phát ngôn viên của Telekom, cho biết, đàn kiến bò trên các linh kiện điện tử của hộp nối đầu cáp, dẫn đến đoản mạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 22/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News