Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp hồi sinh, có thể gây đại dịch mới?
Theo Live Science, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã lấy mẫu từ 21 sông băng trên cao nguyên Tây Tạng, sau đó giải trình tự DNA của các sinh vật cực nhỏ đang "ngủ đông" trong băng vĩnh cửu.
Tất cả được tập hợp vào một cơ sở dũ liệu khổng lồ về bộ gene vi sinh vật mà học đặt tên là "Bộ gene và gene sông băng Tây Tạng". Đây là lần đầu tiên trên thế giới một cộng đồng vi sinh vật bị "niêm phong" trong băng vĩnh cửu được giải trình tự gene.
Sông băng ở Tây Tạng có thể giải phóng 900 loài vi khuẩn chưa từng biết ra thế giới nếu tiếp tục tan chảy - (Ảnh: LIVE SCIENCE)
Tổng cộng 968 loài vi sinh vật đã được xác định, chủ yếu là vi khuẩn nhưng có cả tảo, cổ khuẩn và nấm. Kinh ngạc hơn, 98% chúng chưa từng được ghi nhận trên Trái đất.
Tiếp tục gây rùng mình, các vi khuẩn bí ẩn này dù đã mắc kẹt trong băng 10.000 năm, kết quả phân tích cho thấy chúng hoàn toàn có thể được hồi sinh nếu băng tiếp tục tan do biến đổi khí hậu và giải phóng chúng ra thế giới.
Nhiều loài trong số đó là các vi khuẩn nguy hiểm, thừa sức gây ra đại dịch mới bởi kết quả ADN cũng giúp xác định nhiều loài có khả năng gây ra những vân đề sức khỏe nghiêm trọng đối với con người.
"Các vi khuẩn cổ đại có thể bị cuốn theo băng tan, dẫn đến các dịch bệnh cho khu vực và thậm chí là đại dịch" - các tác giả viết trong bài công bố trên Nature Biotechnology.
Đây không phải lần đầu tiên mối đe dọa từ những thứ bị nhốt trong băng vĩnh cửu được chỉ ra, bao gồm những vật liệu hữu cơ đe dọa giải phóng những "quả bom" carbon và methane vào bầu khí quyển hay những vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh cho con người và động vật. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tác động hủy diệt của biến đổi khí hậu lên nhân loại.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.
