Sinh viên làm bồn vệ sinh di động cho người già

Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng làm bồn vệ sinh thông minh có tích hợp cảm biến theo dõi sức khỏe người dùng khi sử dụng.

Sản phẩm do Trần Văn Phúc và Cao Thị Thúy Hằng, sinh viên ngành Điện - Điện tử thực hiện với mong muốn giúp cho người già, người bệnh đi vệ sinh an toàn hơn.

Sản phẩm được thiết kế với chất liệu bằng nhựa, trọng lượng dưới 1 kg, dễ dàng xách và di chuyển. Phía đáy bồn được bố trí túi chứa làm bằng nhựa dễ phân hủy. Đèn UV được lắp đặt phía nắp bồn có tác dụng diệt khuẩn phát sinh trên bề mặt, giảm mùi trong quá trình sử dụng. Tia UV được điều chỉnh giảm công suất để không ảnh hưởng đến da người. Cảm biến hồng ngoại cũng được thiết kế để khi mở nắp đèn tự tắt và đóng nắp thì đèn hoạt động trở lại.

Để tăng tính thông minh cho sản phẩm, Phúc thiết kế các cảm biến nhịp tim, nhiệt độ, chỉ số oxy trong máu ở khu vực nắp bồn. Các cảm biến sẽ lấy các chỉ số sức khỏe truyền dữ liệu về điện thoại thông qua ứng dụng miễn phí để người nhà nắm được tình trạng sức khỏe của người thân. Các thông số có độ chính xác cao, quản lý dễ dàng trên điện thoại nên dễ cập nhật thông tin. "Ở các vùng nông thôn người dân thường ít quan tâm đến các chỉ số này. Tuy nhiên các chỉ số sức khỏe này cũng khá quan trọng để đánh giá tình hình người bệnh", Phúc nói.

Sinh viên làm bồn vệ sinh di động cho người già
Hình ảnh thiết kế 3D bồn vệ sinh thông minh do nhóm phát triển. (Ảnh: NVCC)

Phúc cho biết, em có ý tưởng làm sản phẩm này khi chứng kiến sự khó khăn của bố bị bệnh gout mãn tính, đi lại khó khăn, nhất là những khi vệ sinh cá nhân. Nhiều khi, ông phải cắn răng chịu đau để đi vệ sinh, rất vất vả. Mong muốn làm chiếc bồn thông minh, vừa tiện dụng để người dùng không phải di chuyển, vừa giảm mùi được cậu học trò quê Quảng Trị, ấp ủ ý tưởng khi còn học cấp 3. Thế nhưng đến khi vào đại học có thêm vốn kiến thức chuyên ngành Phúc mới bắt tay thực hiện. Những hôm không có giờ lên lớp, Phúc dành thời gian thiết kế bồn vệ sinh trên máy tính, lập trình tích hợp các tính năng thông minh. Sau khoảng 4 tháng, sản phẩm được nhóm thiết kế thành công.

Nói về sự khác biệt sản phẩm, Cao Thị Thúy Hằng, thành viên nhóm chia sẻ, hiện có nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường có giá từ 250.000 đến 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, đa số sản phẩm không có tính năng theo dõi sức khỏe và chưa thiết kế hệ thống đèn UV diệt khuẩn, giảm mùi. Sản phẩm hữu dụng với những người già, người bệnh có thể đi lại, còn người nằm liệt giường, không tự vệ sinh cá nhân thì cần có người hỗ trợ.

Sinh viên làm bồn vệ sinh di động cho người già
Sản phẩm thực tế bồn vệ sinh phiên bản đầu tiên. (Ảnh: NVCC)

Hiện tại Phúc thử nghiệm sản phẩm cho người thân trong gia đình và nhận được đánh giá dễ sử dụng, không phát sinh mùi. Sắp tới, nhóm nghiên cứu cơ cấu tự động đóng bao chất thải để tạo thuận tiện cho người nhà trong việc vệ sinh bồn. Dự kiến, sau khi hoàn thiện công nghệ, nhóm liên hệ với các bệnh viện, viện dưỡng lão thử nghiệm ở nhiều người hơn để đánh giá tính hiệu quả và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu.

Phúc cho biết, chi phí dự kiến để sản xuất một bồn thông minh vào khoảng một triệu đồng, phù hợp với đại bộ phận người dân.

Theo thạc sĩ Vũ Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Công ty Tư vấn tái cấu trúc và chuyển đổi số Dr.SME, sản phẩm bồn vệ sinh thông minh là dự án tiềm năng do có thể sản xuất trong nước dễ dàng với thiết kế chế tạo từ vỏ nhựa, tích hợp các cảm biến và các cụm phần cứng để phát triển và bổ sung làm tăng tính năng sản phẩm.

Tuy nhiên, để sản phẩm ra được thị trường, ông Tuấn Anh cho rằng nhóm cần xây dựng giải pháp phần mềm có khả năng phân tích dữ liệu về sức khỏe, tự động đưa ra cảnh báo cho người nhà. Ngoài ra, dự án cần có doanh nghiệp đối tác cung cấp giải pháp phần cứng và hỗ trợ sản xuất bồn vệ sinh.

"Tôi cho rằng đây là dự án thiết thực và thích hợp phát triển tại thị trường trong nước cho nhu cầu người già, người bệnh trong 5-10 năm tới", ông Tuấn Anh nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển lớp phủ xóa vết xước trên ôtô

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển lớp phủ xóa vết xước trên ôtô

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển lớp phủ giúp các vết xước tự lành chỉ trong 30 phút khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời.

Đăng ngày: 11/08/2022
Công nghệ giúp tăng giá trị từ phụ phẩm tôm gấp hơn 4 lần

Công nghệ giúp tăng giá trị từ phụ phẩm tôm gấp hơn 4 lần

Công nghệ lên men tự nhiên chế biến đầu tôm thành các dịch đạm sản xuất nước mắm, nước sốt, phụ gia thực phẩm… giúp tăng giá trị so với công nghệ truyền thống.

Đăng ngày: 11/08/2022
Phát triển mẫu bồn cầu kiểu mới, đi không cần xả nước

Phát triển mẫu bồn cầu kiểu mới, đi không cần xả nước

Bồn cầu Sandi sử dụng cát và băng chuyền thay cho phương pháp xả nước thông thường, giúp tiết kiệm nước và chi phí lắp đặt.

Đăng ngày: 11/08/2022
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê tông từ vỏ tôm như thế nào mà có thể chắc chắn đến vậy?

Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê tông từ vỏ tôm như thế nào mà có thể chắc chắn đến vậy?

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu về việc làm bê-tông từ vỏ tôm cực kỳ chắc chắn mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm.

Đăng ngày: 10/08/2022
Nghiên cứu sản xuất rượu vang đặc sản từ quả điều

Nghiên cứu sản xuất rượu vang đặc sản từ quả điều

Tận dụng quả điều bị vứt bỏ sau khi thu hái, các nhà khoa học đã sử dụng để lên men thành rượu vang giàu dưỡng chất, nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng điều.

Đăng ngày: 06/08/2022
Sáng chế máy đánh bắt cá đầy tính nhân văn của chàng trai gốc Ấn

Sáng chế máy đánh bắt cá đầy tính nhân văn của chàng trai gốc Ấn

Saif Khawaja cùng nhóm các kỹ sư nghiên cứu của công ty Shinkei Systems đã sáng chế ra một chiếc máy đánh bắt và chế biến cá ưu việt hơn so với các phương pháp truyền thống.

Đăng ngày: 03/08/2022
Các nhà khoa học nghiên cứu phát triển đệm gây buồn ngủ

Các nhà khoa học nghiên cứu phát triển đệm gây buồn ngủ

Các nhà nghiên cứu phát triển đệm thông minh với những bộ phận làm mát và sưởi ấm được bố trí đặc biệt, thúc đẩy giấc ngủ đến sớm.

Đăng ngày: 27/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News