Sinh viên nuôi loài ruồi kì lạ để bắt chúng "ăn" rác
Hòa “ruồi”, Hòa “lính đen” là biệt danh gắn liền với Nguyễn Trọng Hòa từ lâu nay nhưng Hòa không phiền lòng, trái lại còn cảm thấy rất tự hào.
Sở dĩ Hòa có biệt danh này là vì anh và nhóm bạn đã nghiên cứu và sử dụng giống ruồi lính đen để xử lý chất thải hữu cơ, giúp giảm thiểu lượng rác thải tập kết về các bãi rác. Bên cạnh đó, vì có giá trị dinh dưỡng cao nên nhộng ruồi lính đen còn được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm cũng như dùng làm phân bón hữu cơ cải tạo đất bạc màu, tăng độ tơi xốp cho đất mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Nhóm nghiên cứu của Hòa gồm 4 thành viên đều là sinh viên khoa Kỹ thuật thực phẩm và môi trường, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, cùng sự hướng dẫn của ThS. Lê Nguyễn.
Hòa cho biết, ruồi lính đen có nguồn gốc bắt nguồn từ Bắc Mỹ và có thể tiêu thụ các vật liệu hữu cơ phân hủy, bao gồm cả chất carrion (xác chết, vật liệu dơ bẩn). Ấu trùng ruồi lính đen phân hủy chất hữu cơ rất nhanh; sự phát triển của chúng phụ thuộc vào chất lượng và số lượng thức ăn cho vào.
Bã dứa dùng để nuôi ấu trùng ruồi lính đen.
Nhóm đã tiến hành nuôi thử nghiệm tại vùng Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với chất nền là bã đậu được thu gom từ các lò làm đậu hủ và vỏ dứa được thu gom từ lò sản xuất kẹo. Tất cả được cho vào máy xay nhuyễn và làm thức ăn trực tiếp cho ấu trùng.
Ngoài nguồn thức ăn dồi dào, để có được ấu trùng khỏe mạnh làm tăng hiệu suất xử lý rác, theo Hòa cần nuôi chúng trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 25 - 35 độ C, độ ẩm không khí 60 - 80%, độ ẩm thức ăn 70 - 90% với mật độ thông thường tầm 2 - 3g trứng/m2 cũng như độ dày chất nền dao động 2 - 4 cm, đây là điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển ấu trùng.
Nhóm cũng đã tạo ra thùng rác sinh học giúp phân loại và phân huỷ rác hữu cơ tại nhà bằng cách đục lỗ bên dưới để thu nước rỉ rác, đồng thời có máng thu ấu trùng bên trên. Việc sử dụng thùng rác sinh học tại hộ gia đình không chỉ tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi, mà còn giúp phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu lượng rác thải tập kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ấu trùng ruồi lính đen phát triển nhanh trên hai hệ chất nền bã đậu hủ và bã dứa.
Cũng theo Trọng Hòa, nên cung cấp chất nền theo từng đợt riêng lẻ giúp ấu trùng xử lý triệt để chất thải trước khi chúng tạo ra mùi hôi; tránh việc cung cấp chất nền một lần trong suốt thời gian nuôi. Vì khi đó sức phân hủy ấu trùng không đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm nem phát triển gây mùi hôi, làm tăng độ dày cũng như nhiệt độ trong chất nền.
Nguồn ánh sáng không được chiếu thẳng vào khu vực nuôi. Với chuồng nuôi, cần đảm bảo sàn nuôi phải láng, không có lỗ, khuyến cáo tráng bê tông hoặc dùng bạc lót, không nuôi trực tiếp trên mặt đất. Khi vào mùa mưa cần phải thận trọng cho việc nuôi ấu trùng, vì ấu trùng thích nghi với điều kiện nhiệt độ từ 27 độ C - 33 độ C.
Trong thế giới tự nhiên, ấu trùng ruồi lính đen được biết đến như một kẻ phàm ăn, có cấu trúc miệng rộng ăn tất cả các hợp chất hữu cơ một cách nhanh chóng khi các hợp chất có thời gian phân huỷ và tạo ra mùi, vì thế giúp loại bỏ được mùi hôi. Nhóm đã tiến hành thực nghiệm và kết quả cho thấy, chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hoá, ấu trùng có thể làm giảm từ 80 - 90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.
"Ruồi lính đen có thể tiêu thụ lượng thức ăn gấp 4 lần trọng lượng cơ thể trong ngày. Trong diện tích 1m2 (2 - 3g ấu trùng), ấu trùng ruồi lính đen có thể tiêu thụ 30kg rác sinh hoạt/ngày, còn trong thùng rác là 15kg rác thực phẩm/ngày", Hòa cho hay.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng khô, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ruồi lính đen. Đặc biệt, ruồi lính đen đã được tổ chức nông thương Liên hiệp quốc (FAO) công nhận là giống côn trùng được ưu tiên xử lý rác thải và sử dụng hàm lượng protein thay thế cho tài nguyên cá đang cạn kiệt.
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12-20mm, có vòng đời khoảng 40 ngày, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng và cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Ruồi trưởng thành chỉ sống được khoảng một tuần rồi chết. Ruồi cái trưởng thành đẻ từ 500 - 800 trứng. Hiện trung bình một kg trứng ruồi được bán với giá 15-20 triệu đồng. Một kg trứng ruồi có thể nở và phát triển thành 3 đến 4 tấn nhộng. |

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
