Sinh viên sáng tạo máy gieo hạt bằng giọng nói

Chiếc máy "made by sinh viên" giúp gieo hạt ngay hàng thẳng lối đến 95%. Máy còn có tính năng thông báo nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, giúp nông dân có thể xác định thời điểm gieo phù hợp.

Đó là công trình nghiên cứu đã trải qua hai "đời" của các sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Sau khi chế tạo phần cơ và cơ khí trong năm đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiếp tục chuyển sang hoàn thành phần điều khiển tự động, có thể áp dụng đồng loạt cho nhiều máy cùng một lúc.

Sinh viên sáng tạo máy gieo hạt bằng giọng nói
Đặng Thái Huy và máy gieo hạt đã trải qua hai “đời” của sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - (Ảnh: TRỌNG NHÂN).

Bằng việc nói trực tiếp vào ứng dụng trên điện thoại di động do chính nhóm viết ra, người dùng có thể truyền mệnh lệnh theo các câu khẩu hiệu được lập trình sẵn giúp máy chuyển động, gieo hạt hay dừng lại... theo ý muốn.

Khi làm việc, bộ chân không sẽ hoạt động và hút hạt dính vào đầu kim, rồi đặt xuống vào đúng đường rãnh hình thành nhờ các mũi nhựa bên dưới cạ vào đất khi di chuyển.

Bạn Đặng Thái Huy - sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết trong quá trình thử nghiệm thực tế, hiệu suất gieo hạt ngay hàng thẳng lối đạt đến 95%.

Ngoài ra, ứng dụng còn kết hợp một chương trình thông báo nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, giúp nông dân có thể xác định thời điểm gieo phù hợp.

Theo ThS Đặng Minh Phụng - khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, người hướng dẫn nghiên cứu, máy sẽ được chỉnh sửa, cải thiện thêm một số chức năng.

"Theo tôi, ở Việt Nam, nếu muốn áp dụng tự động hóa trong nông nghiệp thì cần hướng đến tự động ở mọi khâu, từ làm đất đến gieo hạt và cả thu hoạch... để có thể đồng bộ nhằm tăng năng suất lên gấp nhiều lần" - thầy Phụng nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây

Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây "khát" nước

Các cảm biến được lắp trong hệ thống cho phép nhận biết vị trí cây gặp vấn đề, tự động tưới và báo tin cho chủ vườn.

Đăng ngày: 17/09/2019
Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để minh chứng chất lượng nước

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để minh chứng chất lượng nước

Sáng 16/9, chuyên gia Nhật Bản thả 300 cá Koi, cá chép Việt Nam xuống vùng nước đã được xử lý; đồng thời thả 200 con cá rô phi xuống lòng sông Tô Lịch.

Đăng ngày: 16/09/2019
Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh

Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh

Mô hình tự động tuần hoàn khép kín, nước trong bể cá dùng cung cấp chất thải, dinh dưỡng cho rau, sau đó được lọc sạch cấp ngược lại cho cá.

Đăng ngày: 07/09/2019
Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Thay vì chôn lấp, công nghệ sản xuất cát nhân tạo do TS Nguyễn Ngọc Trực nghiên cứu có thể tận dụng xỉ gang sản xuất cát dùng để xây dựng.

Đăng ngày: 31/08/2019
Kỹ sư hóa xử lý bã cà phê làm nguyên liệu sản xuất giày

Kỹ sư hóa xử lý bã cà phê làm nguyên liệu sản xuất giày

Mỗi đôi giày được làm từ 3 ly bã cà phê và 12 chiếc ly nhựa, có khả năng chống thấm nước, khử mùi và chặn tia UV.

Đăng ngày: 24/08/2019
Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm ở tần số thấp (khoảng 27kHz) nhằm "tiêu diệt" triệt để mầm kết tinh mật và có thể diệt bào tử nấm men trong mật ong.

Đăng ngày: 22/08/2019
Phát hiện hợp chất diệt cỏ từ nấm mạnh gấp 6 lần Glyphosate

Phát hiện hợp chất diệt cỏ từ nấm mạnh gấp 6 lần Glyphosate

Chất Cordycepin tìm thấy trong nấm đông trùng hạ thảo có thể thay thế loại phổ biến Glyphosate thuộc danh sách cấm tại Việt Nam từ ngày 10/4/2019.

Đăng ngày: 12/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News