Sinh viên thiên văn phát hiện 4 hành tinh mới

Một sinh viên 22 tuổi người Canada bất ngờ phát hiện 4 hành tinh mới, trong đó hai hành tinh có kích thước gần giống Trái Đất và một hành tinh nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống.

Theo Tech Times, nữ sinh viên Michelle Kunimoto ở Đại học British Columbia (UBC), Canada, được giao bài tập phân tích dữ liệu về những đường cong ánh sáng khác nhau do kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập. Nhiệm vụ của Kunimoto là tìm kiếm thông tin mới mà các nhà nghiên cứu có thể bỏ sót.


So sánh kích thước 4 hành tinh do Michelle Kunimoto phát hiện với sao Hải Vương, Trái Đất và sao Thủy. (Ảnh: UBC).

"Ngôi sao chỉ là một chấm sáng nhỏ, do đó tôi xem xét những lần ánh sáng của ngôi sao giảm đi mỗi khi có một hành tinh đi ngang qua phía trước nó", Kunimoto cho biết.

Jaymie Matthews, thành viên hội đồng quản lý Kepler đồng thời là giáo sư thiên văn của Kunimoto ở trường đại học, cho biết các nhà nghiên cứu không tìm hiểu kỹ hơn thông tin ông giao cho Kunimoto bởi chúng thường chỉ ra kết quả sai. Tuy nhiên, Matthews tin chắc 4 hành tinh do Kunimoto tìm ra sẽ sớm được xác nhận.


Michelle Kunimoto và giáo sư thiên văn Jaymie Matthews. (Ảnh: Martin Dee).

Hai trong số 4 hành tinh mà Kunimoto phát hiện có kích thước tương tự Trái Đất, trong khi một hành tinh khác lớn hơn sao Thủy đôi chút. Hành tinh thứ tư có tên Kepler Object of Interest (KOI) 408.05, lớn gần bằng sao Hải Vương.

KOI-408.05 là hành tinh gây chú ý nhất bởi nó nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống tính từ ngôi sao mẹ. Đây có thể là ứng viên tiềm năng để tìm ra nước lỏng và dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất. Hành tinh này ở cách Trái Đất khoảng 3.200 năm ánh sáng. Theo Kunimoto, xung quanh KOI-408.05 có thể là một số mặt trăng lớn hơn các hành tinh của hệ Mặt Trời và nhiều khả năng một trong số đó chứa đại dương nước lỏng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News