Số phận của những con tinh tinh và khỉ được NASA gửi lên vũ trụ

Baker là con khỉ đầu tiên sống sót sau khi du hành ngoài không gian và thọ thêm được 15 năm.

NASA mới công bố một số video và hình ảnh về những con tinh tinh, khỉ được gửi vào không gian để thử nghiệm. Trong một video do cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ ghi lại vào tháng 1/1961, Ham, một con tinh tinh đã được huấn luyện, được đặt vào khoang đựng sinh phẩm đặc biệt trước khi bay vào không gian.


Baker - con khỉ đầu tiên sống sót sau khi được bay vào vũ trụ.

Những bức ảnh từ 2 năm trước đó cũng cho thấy một số con khỉ khác đang chuẩn bị cho chuyến đi của chúng lên vũ trụ cùng với Baker, con vật đầu tiên sống sót trở về từ chuyến du hành ngoài không gian.


Ham được các nhân viên của NASA chăm sóc trước khi phóng tên lửa.

Mỹ đã đưa con khỉ đầu tiên có tên Albert vào vũ trụ năm 1948. Tuy nhiên, Albert đã chết vì ngạt thở trong chuyến bay dài 63 km trên tên lửa V2. 11 năm sau, NASA tiếp tục đưa một số con khỉ khác vào không gian nhưng không ai trong số chúng sống sót.

Điều nay đã thay đổi với Baker và Able vào ngày 28/5/1959. Hai con vật đã được gửi lên chuyến bay của chiếc Jupiter PGM-19, tên lửa có thể đạt vận tốc tối đa 16 nghìn km/h. Able đã chết chỉ vài ngày sau khi tên lửa hạ cánh nhưng Baker thì sống thêm được 15 năm và cuối cùng chết vào năm 1984. Baker hiện được chôn cất ở trung tâm Không gian và Tên lửa của Mỹ.


Tên lửa RM-2 đưa Ham lên bầu trời.

Sự sống của Baker đã mở ra cánh cửa cho NASA bắt đầu những thử nghiệm mới, bao gồm trên khỉ, tinh tinh và cả người.

Được lựa chọn từ một nhóm gồm 40 ứng cử viên, Ham trở thành con tinh tinh đầu tiên được đưa vào không gian trên chuyến tên lửa khởi hành từ Cape Canavarel, Florida vào ngày 31/1/1961. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Ham chỉ phản ứng hơi chậm hơn so với trên trái đất trên chuyến đi dài 16 phút đạt tốc độ tối đa 9.426km/h và đưa nó đi lên hơn 600 km từ địa điểm phóng.


Chú khỉ Ham được thưởng táo sau khi sống sót trở về.

Mặc dù có một số biến chứng bất ngờ trong quá trình bay nhưng Ham vẫn sống sót sau khi hạ cánh và cuối cùng qua đời vào ngày 19/1/1983.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News