Sơ tán người dân để tránh bão số 6
Do ảnh hưởng của Bão số 6 ở Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 12m/s (cấp 6), giật 19m/s (cấp 8), ở Hòn Ngư (Nghệ An) có gió giật 15m/s (cấp 7); ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật 14m/s (cấp 7); Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10).
>>> Sáng nay, bão bắt đầu gây mưa ở miền Trung
Ở các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 40 – 60mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Hà Tĩnh 85mm; Quỳ Hợp (Hà Tĩnh) 188mm, Kỳ Lạc (Hà Tĩnh) 205mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 104mm...
Hồi 13 giờ ngày 07/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Thanh Hóa khoảng 190km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Ảnh đường đi và vị trí của cơn bão
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ - Thanh Hóa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 08/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp7.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc đi sâu vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 08/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 102,8 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4m.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
