Sổng bạch tuộc, lươn biển quay sang tấn công thợ lặn

Không cam chịu chứng kiến bạch tuộc chạy mất sau khi bị cắn đứt xúc tu, lươn biển liền chuyển mục tiêu tấn công sang thợ lặn quay phim.

Cuộc chiến kịch liệt giữa một con lươn biển moray và bạch tuộc được một thợ lặn ghi hình tại vịnh Hanauma ở đảo Oahu, Hawaii, Mỹ, National Geographic hôm 23/11 đưa tin.

Sau một lúc giằng co, con bạch tuộc bị cắn đứt một vài xúc tu, nhưng nó đã kịp uốn mình lách ra và nhanh chóng trốn thoát. "Nó phun mực đen để đánh lạc hướng", George Burgess, nhà sinh vật học biển tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở Florida, cho biết.

Tương tự như mực ống, bạch tuộc có cơ quan sản xuất mực đen. Khi bị đe dọa, chúng có thể phun mực vào nước, đánh lạc hướng kẻ thù và trốn thoát. "Con bạch tuộc ở trong một cuộc chiến sống còn, và nó hy sinh một hoặc hai xúc tu để bảo toàn tính mạng", Burgess nói thêm.


Lươn biển cuộn chặt quanh mình bạch tuộc. (Ảnh: National Geographic).

Không giống một số loài côn trùng hay thằn lằn, bạch tuộc không thể tự cắt một phần cơ thể khi cần, nhưng nếu mất một vài xúc tu khi giao chiến, chúng có thể mọc lại.

Sau khi để mất con mồi, lươn biển quay sang tấn công thợ lặn.

Lươn biển không siết con mồi đến chết như một số loài rắn thường làm, mà chỉ cuộn mình để giữ chặt con mồi. Cùng với cá và các loài không xương sống khác, bạch tuộc là thức ăn yêu thích của lươn biển moray.

Theo Burgess, nhiều khả năng con lươn biển lao vào đe dọa thợ lặn tránh xa những xúc tu của bạch tuộc mà nó vừa chiếm được. Dù có hàm răng lớn, sắc nhọn và trông dữ tợn, lươn biển Moray thường không hiếu chiến khi gặp con người. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng khi không còn đường lui.

Khả năng thứ hai là con lươn biển nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong ống kính camera và cho rằng có một con lươn biển khác đang cố ăn cắp bữa ăn của nó nên đã lao vào tấn công, Burgess suy đoán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 19/12/2024
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 24/11/2024
Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương

Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương

Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.

Đăng ngày: 16/10/2024
Tận mục loài sò khổng lồ nặng 3 tạ của Việt Nam

Tận mục loài sò khổng lồ nặng 3 tạ của Việt Nam

Sò tai tượng có thể đạt chiều dài đến 1,5m và nặng 300kg. Đây là loài động vật thân mềm lớn nhất trên trái đất.

Đăng ngày: 12/10/2021
Loài vật nào hùng mạnh nhất mọi thời đại?

Loài vật nào hùng mạnh nhất mọi thời đại?

Mặc dù tuyệt chủng một cách bí ẩn, nhưng chúng đã thống trị đại dương thời tiền sử và trở thành nỗi khiếp sợ của những quái vật biển khác.

Đăng ngày: 29/06/2017
Rạn san hô lớn nhất thế giới đang chết dần

Rạn san hô lớn nhất thế giới đang chết dần

Một thống kê mới đây đã cho thấy, gần 70% các loài san hô nước nông tại điểm phía bắc của rạn san hô Great Barrier Reef đã bị tẩy trắng.

Đăng ngày: 30/11/2016
Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu

Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cho phép đánh bắt cá mập theo hạn ngạch tại các vùng biển sâu để ​giúp các nhà khoa học xác định chính xác hơn tình trạng, số lượng còn lại của loài cá này.

Đăng ngày: 16/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News