Rạn san hô lớn nhất thế giới đang chết dần
Một thống kê mới đây đã cho thấy, gần 70% các loài san hô nước nông tại điểm phía bắc của rạn san hô Great Barrier Reef đã bị tẩy trắng.
Theo Engadget, trong năm 2016, Great Barrier Reef đã mất đi nhiều khu vực san hô do hiện tượng tẩy trắng, nhiều hơn bất kì năm nào. Khu vực phía Bắc là nơi hiện tượng xảy ra tồi tệ nhất: một vùng trải dài 700km từ mũi các rạn san hô đã mất đi 67% san hô nước nông trong 9 tháng qua.
Rặng san hô Great Barrier Reef thời huy hoàng. (Ảnh IBorisoff).
Tình hình ở khu vực trung tâm và phía nam Great Barrier Reef có vẻ tốt hơn, lần lượt chỉ mất đi 6% và 1% lượng san hô trong năm 2016. "Hiện tại, các loài san hô đã lấy lại màu sắc rực rỡ và những rạn san hô đang trong tình trạng tốt", giáo sư Andrew Baird của Trung tâm ARC cho biết.
Hiện tượng tẩy trắng xảy ra khi nhiệt độ nước tăng lên và trở nên quá ấm, khiến san hô phải "trục xuất" zooxanthellae (loài tảo đơn bào sống cộng sinh - thứ giúp chúng có màu sắc và cung cấp thực phẩm cho san hô). Do vậy, san hô chuyển sang màu trắng và sẽ vô cùng suy yếu, mặc dù chưa hoàn toàn chết đi. Nếu sống sót kẻ thù và bệnh tật, chúng có thể được hồi sinh, mặc dù các nhà nghiên cứu từ Trung tâm ARC cho biết sẽ mất từ 10 đến 15 năm để khôi phục lại san hô khu vực phía bắc. Một sự kiện tẩy trắng nữa xảy ra, tất nhiên sẽ làm chậm quá trình phục hồi.
Và sau khi bị tẩy trắng. (Ảnh ReefNation).
Đây là lần thứ 3 Great Barrier Reef xảy ra hiện tượng này, sau những sự kiện ít nghiêm trọng hơn vào năm 1998 và 2002. Hiện tượng tẩy trắng san hô lần này lại là một dấu hiệu cho thấy hành tinh chúng ta đang nóng lên từng ngày - chủ yếu là do hoạt động của con người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương
Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.

Tận mục loài sò khổng lồ nặng 3 tạ của Việt Nam
Sò tai tượng có thể đạt chiều dài đến 1,5m và nặng 300kg. Đây là loài động vật thân mềm lớn nhất trên trái đất.

Loài vật nào hùng mạnh nhất mọi thời đại?
Mặc dù tuyệt chủng một cách bí ẩn, nhưng chúng đã thống trị đại dương thời tiền sử và trở thành nỗi khiếp sợ của những quái vật biển khác.

Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cho phép đánh bắt cá mập theo hạn ngạch tại các vùng biển sâu để giúp các nhà khoa học xác định chính xác hơn tình trạng, số lượng còn lại của loài cá này.
