Sóng biển đóng băng ngoài khơi Mỹ

Một nhiếp ảnh gia nhanh tay chụp lại cảnh tượng kỳ thú khi sóng biển đóng băng không hoàn toàn ở ngoài khơi bang Massachusetts, Mỹ.

Không khí lạnh tràn vào bờ Đông nước Mỹ tạo ra một hiện tượng hiếm gặp ở Nantucket, Massachusetts là sóng Slurpee, Live Science hôm qua đưa tin. Những con sóng đóng băng dạng sệt giữa chừng không chỉ đẹp mắt mà còn có thể lướt ván, theo nhiếp ảnh gia Jonathan Nimerfroh. "Bạn có thể lướt trên băng mềm như thể chúng là những con sóng đang chuyển động", Nimerfroh cho biết.


Sóng Slurpee xô bờ hồi tháng 2/2015. (Video: Smithsonianmag.com).

Nimerfroh may mắn có cơ hội chứng kiến hiện tượng này. "Với thời tiết âm độ vào tuần trước, tôi biết nhiều khả năng sóng Slurpee sẽ xuất hiện trở lại ở Nantucket. Không còn nghi ngờ gì, vào sáng hôm 2/1, tôi lái xe đến bãi biển Nobadeer và chúng đã ở đó", Nimerfroh nói.

Nimerfroh chụp lại cảnh tượng trong khi hai người bạn của anh lướt ván trên sóng băng di chuyển chậm. Nhiệt độ trên biển là -11 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ đóng băng của nước biển là -2 độ C. Trong điều kiện âm độ, các tinh thể băng bắt đầu hình thành trong sóng biển, theo nhà hải dương học Carin Ashjian ở Viện Hải dương học Woods Hole.

Sóng biển đóng băng ngoài khơi Mỹ
Sóng biển đóng băng không hoàn toàn ở Nantucket hôm 2/1. (Ảnh: Jonathan Nimerfroh).

Nimerfroh cho biết sóng biển đóng băng kiểu này không hiếm gặp. "Những cơn sóng Slurpee là thứ bạn có thể chỉ gặp một lần trong đời. Tôi nghĩ mình rất may mắn khi trông thấy chúng hai lần", nhiếp ảnh gia chia sẻ. Lần đầu tiên Nimerfroh trông thấy sóng biển đóng băng không hoàn toàn là hồi tháng 2/2015.

Các nhà nghiên cứu xác nhận sóng biển đóng băng hiếm khi xảy ra. Nhà băng hà học Erin Pettit ở Đại học Alaska xác nhận cô chưa bao giờ chứng kiến hiện tượng này bởi nước bắn tung thường làm vỡ băng. Không chỉ hiếm gặp, hiện tượng sóng biển đóng băng biến mất rất nhanh. Nimerfroh nói sóng băng tan chảy sau khoảng ba giờ.

  • Đĩa băng xoay tròn giữa lòng sông đóng băng ở Trung Quốc
  • Tường băng 20 mét ven hồ nước ngọt lớn nhất vùng Viễn Đông
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Nước Mỹ chìm trong

Nước Mỹ chìm trong "bom bão tuyết": Sân bay phủ tuyết trắng, hơn 4,000 chuyến bay bị hủy

Tại thành phố New York, Mỹ, sân bay quốc tế John F. Kennedy đã gần như bị đình trệ vì tuyết phủ quá dày cũng như băng xuất hiện tại nhiều khu vực khiến nhiều chuyến bay bị hủy.

Đăng ngày: 05/01/2018
Vì sao Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc từ sáng đến chiều?

Vì sao Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc từ sáng đến chiều?

Từ sáng 2/1, nhiều tuyến đường, phố ở thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thuộc Bắc Bộ chìm trong sương mù dày đặc, khiến tầm nhìn xa bị hạn chế.

Đăng ngày: 05/01/2018
Tường băng 20 mét ven hồ nước ngọt lớn nhất vùng Viễn Đông

Tường băng 20 mét ven hồ nước ngọt lớn nhất vùng Viễn Đông

Một bức tường băng cao 20m và dài hàng km xuất hiện gần bờ hồ Khanka ở khu vực biên giới giữa Primorye, Nga và tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, Earth Chronicles hôm 31/12 đưa tin.

Đăng ngày: 04/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News