Sông Hồng nhiễm tảo độc?

Nước sông Hồng vốn đỏ phù sa bỗng nhiên nhiều đoạn chảy qua Hà Nội lại chuyển thành màu xanh. Sự đổi màu đột ngột này được một số chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ xuất hiện tảo độc.

Ngày 12/4, trên sông Hồng đoạn qua cầu Khuyến Lương, cầu Long Biên và khu vực Thanh Trì (Hà Nội), hiện nước chuyển thành màu xanh.

Những đoạn nước đọng (chân cầu Long Biên), có màu xanh như nước hồ Hoàn Kiếm. Ở những nơi có dòng chảy, màu nước xanh nhạt hơn.

Tiến sĩ khoa học Đào Trọng Tứ, Ủy viên thường trực mạng lưới vì nước Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban sông Me Kong, nhận định: nước sông Hồng chuyển thành màu xanh là hiện tượng bất thường. Cần phải phân tích để xem các thành phần trong nước.

Nước sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội đã chuyển thành màu xanh. Ảnh: Đức Long

Tuy nhiên, sự đổi màu đột ngột này có thể hướng vào nguyên nhân do dòng chảy chậm, nước không lưu thông nên sinh tảo. Cũng có thể là do nước ô nhiễm từ sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp.

“Nhiều nguyên nhân liên quan đến câu chuyện này, song cần kiểm tra nước của hồ Hòa Bình để xem nước tại đây xả như thế nào, có đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho sông Hồng hay không?”, TS Tứ nói.

Giáo sư, tiến sĩ Dương Đức Tiến, một chuyên gia hàng đầu về tảo của Việt Nam cho biết, khi nước có màu xanh tức là nước xuất hiện tảo.

Thường các dòng sông có dòng chảy mạnh rất ít khi sinh tảo, nếu có cũng chỉ ở hai ven bờ. Nếu dòng sông có màu xanh hoặc xanh lam là do tảo lam, tảo lục phát triển.

Khi đó, nước sông đang bị phú dưỡng chất dinh dưỡng, tức là hàm lượng muối, đạm, phốt-pho tăng lên. “Bình thường tảo vẫn có trong nước, khi có điều kiện nó sẽ sinh sôi dày lên, làm nước chuyển màu xanh”, giáo sư Tiến cho biết.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng nước sông Hồng đổi màu, ngoài việc nước bị ô nhiễm, dòng chảy cạn làm cho khả năng hòa tan yếu, giáo sư Tiến cho rằng có thể còn do loài tảo độc từ khu vực đập nước của hồ Thủy điện Hòa Bình: “Đoạn sông Đà mạn nước đổ vào đập Hòa Bình có rất nhiều tảo độc. Khi đập đóng lại, các loài tảo này ứ lại, phát triển dày đặc hơn. Do vậy, khi mở đập, không loại trừ khả năng các loài tảo này có dịp ùa vào sông Hồng”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News