Sông ngòi ở Alaska chuyển thành màu cam bí ẩn

Nhiều sông suối ở Alaska đang chuyển thành màu cam tươi và các nhà khoa học vẫn đang làm việc để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng.

Sông ngòi ở Alaska chuyển thành màu cam bí ẩn
Lạch nước Tukpahlearik trên dãy Brooks ở tây nam Alaska chuyển thành màu cam. (Ảnh: Taylor Roades).

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học quan sát nhiều sông suối chuyển thành màu cam rực rỡ ở vùng Bắc Cực thuộc Alaska. Sự đổi màu của sông Salmon, dòng sông chảy qua vườn quốc gia thung lũng Kobuk, đặc biệt đáng lo ngại, theo Cục Công viên Quốc gia. Dữ liệu cho thấy nước sông vẫn tinh khôi trước năm 2019 nhưng vào mùa hè năm đó, nước sông Salmon đột nhiên chuyển thành màu cam và xanh lá cây.

Theo Scientific American, điều tương tự cũng xảy ra với sông suối trên khắp dãy núi Brooks ở Alaska và có khả năng diễn ra ở nhiều nơi khác tại Bắc Cực. Patrick Sullivan, nhà sinh thái học ở Đại học Alaska Anchorage, và cộng sự cho rằng nguyên nhân đến từ biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bắc Cực đang ấm lên ở tốc độ nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Nhiệt độ tăng lên khiến lớp đất đóng băng vĩnh cửu trong vườn quốc gia rã đông. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa rõ đất rã đông làm sông ngòi chuyển thành màu cam như thế nào. Một số chuyên gia cho rằng axit từ khoáng chất rửa trôi sắt từ tầng đá gốc. Khi lớp trầm tích tiếp xúc với nước chảy qua và không khí, chúng bị oxy hóa và chuyển thành màu cam.

Một giả thuyết khác là sự rã đông của đất đóng băng vĩnh cửu bên dưới đầm lầy cho phép vi khuẩn biến đổi sắt oxy hóa. Khi nước ngầm cuốn theo sắt biến đổi ra một dòng suối giàu oxy, nó bị oxy hóa lần nữa, biến nước suối thành màu cam.

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hiểu biết về tác động sinh thái, bao gồm nguy cơ đối với động vật hoang dã ở sông ngòi và những cộng đồng phụ thuộc vào nguồn nước. Nhiều phụ lưu của sông Wulik đã chuyển thành màu cam, có thể ảnh hưởng tới Kivalina, ngôi làng với 444 cư dân chuyên đánh bắt cá và lấy nước uống từ dòng sông.

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đang tiến hành một nghiên cứu khảo sát sông suối màu cam ở Alaska và thời điểm chúng đổi màu. Nghiên cứu hướng tới kiểm tra nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng và mối liên quan với thời tiết ấm lên và đất rã đông. Các chuyên gia của USGS cũng sẽ xem xét tác động đối với chất lượng nước và hệ sinh thái.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Thủ phạm" của những đợt rét đậm rét hại tại Trung Quốc hiện nay

Nguyên nhân khiến không khí lạnh buốt quét vào Trung Quốc trong tháng này, lập kỷ lục nhiệt độ thấp theo mùa có thể bắt nguồn từ hiện tượng suy yếu xoáy cực.

Đăng ngày: 23/12/2023
Mây xà cừ thắp sáng bầu trời Bắc Cực 3 ngày liên tiếp

Mây xà cừ thắp sáng bầu trời Bắc Cực 3 ngày liên tiếp

Những đám mây màu cầu vồng ngoạn mục xuất hiện xung quanh Bắc Cực hơn 3 ngày nhờ một đợt lạnh khác thường ở tầng khí quyển trên cao.

Đăng ngày: 23/12/2023
Mẫu Sơn xuống -2,2 độ sáng nay, miền Bắc rét đậm đến khi nào?

Mẫu Sơn xuống -2,2 độ sáng nay, miền Bắc rét đậm đến khi nào?

Nhiệt độ đo tại Mẫu Sơn lúc 6h sáng nay là -2,2 độ, tại Sa Pa là 3,8 độ, Hà Nội 12 độ; dự báo thời tiết đêm nay mức nhiệt hạ thấp nhất.

Đăng ngày: 22/12/2023
Tranh cãi về đá nhựa kỳ lạ được tìm thấy khắp 5 châu

Tranh cãi về đá nhựa kỳ lạ được tìm thấy khắp 5 châu

Những tảng đá nhựa kỳ lạ đã được tìm thấy ven biển và trên đất liền ở 11 quốc gia trên 5 châu lục. Điều đáng lo là chúng có thể ảnh hưởng đến con người.

Đăng ngày: 21/12/2023
Hiện tượng lạ lùng trước khi xảy ra động đất làm chết 118 người ở Trung Quốc

Hiện tượng lạ lùng trước khi xảy ra động đất làm chết 118 người ở Trung Quốc

2 ngày trước khi trận động đất 6,2 độ xảy ra ở Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc, nhiều cư dân địa phương chụp được hình ảnh một đàn chim đen bay vòng tròn rất kỳ lạ.

Đăng ngày: 20/12/2023
Tristan da Cunha: Khu định cư xa xôi và cô độc nhất thế giới

Tristan da Cunha: Khu định cư xa xôi và cô độc nhất thế giới

Không có sân bay ở Tristan da Cunha, vì vậy nếu bạn muốn đến đó, cách duy nhất để đến đó là đi thuyền từ Nam Phi, mất khoảng một tuần để đến đó.

Đăng ngày: 20/12/2023
Trung tâm Mạng lưới Địa chấn Trung Quốc phát hiện nguyên nhân động đất ở Cam Túc: Đứt gãy ngược điển hình!

Trung tâm Mạng lưới Địa chấn Trung Quốc phát hiện nguyên nhân động đất ở Cam Túc: Đứt gãy ngược điển hình!

Theo các chuyên gia có 3 nguyên nhân khiến trận động đất 6,2 độ ở Cam Túc gây thiệt hại nặng nề hơn những trận động đất có cùng cường độ.

Đăng ngày: 20/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News